200 trẻ em Ấn Độ tử vong vì viêm não

Các chuyên gia sức khoẻ Ấn Độ ngày 24/08 cho biết, ít nhất 200 em nhỏ đã bị chết do dịch viêm não Nhật Bản bùng phát ở phía Bắc Ấn Độ.

Viêm não Nhật Bản có các triệu chứng như sốt cao, nôn mửa và có thể khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê. Bệnh này đã và đang tấn công vùng Uttar Pradesh từ tháng 7 đến nay. Theo tính toán, có khoảng 900 em nhỏ nhiễm bệnh đã được nhập vào các bệnh viện ở vùng Uttar Pradesh. Một số gia đình đến từ các vùng lân cận là Bihar và Nepal.

Trẻ em ở độ tuổi từ 6 tháng đến 15 tuổi là dễ nằm trong tầm nguy hiểm của bệnh viêm não Nhật Bản. (Ảnh: BBC)

Kể từ năm 1978, do không có phương pháp điều trị nên bệnh này đã giết chết hàng nghìn người ở Ấn Độ. Các chuyên gia cũng đã ngăn chặn bằng các thiết lập chương trình tiêm vaccine phòng bệnh, nhưng vẫn không giảm được nhiều ca mắc bệnh. Bệnh này thường xuất hiện vào mùa mưa ở Ấn Độ.

Các bác sỹ nhận định, trẻ em ở độ tuổi từ 6 tháng đến 15 tuổi là dễ nằm trong tầm nguy hiểm của bệnh này nhất. Giáo sư Rashmi Kumar, một chuyên gia về bệnh viêm não Nhật Bản ở bệnh viện Lucknow nói: “Năm nay, virus viêm não tấn công có vẻ tàn bạo hơn. Trẻ em phát bệnh nhanh chóng chỉ trong vòng một đến hai ngày sau khi bị nhiễm”.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mầm mống bệnh tật là do người dân ở những khu vực này thường xuyên bị lũ lụt, nguồn nước ô nhiễm, tình trạng vệ sinh cũng không được chú trọng dẫn đến việc phát triển môi trường sinh sống của những loài muỗi gây hại.

Theo các bác sỹ, thị trấn Gorakhpur đang được coi là vùng nóng của bệnh dịch này. Năm ngoái, chính phủ Ấn Độ cũng đã nói sẽ dành 60 triệu rupee (khoảng 1,24 triệu USD) trong việc nâng cấp trang thiết bị y tế tại bệnh viện Gorakhpur. Nhưng bệnh viện không có đủ nhân viên y tế để đáp ứng phục vụ một lượng bệnh nhân quá đông.

Các bác sỹ còn cho hay, trẻ em không được điều trị kịp thời sẽ bị ảnh hưởng lâu dài, có thể bị tàn tật suốt đời. Trong khi đó, hiện nay vẫn chưa có liệu pháp đặc trị. Có 3 loại vaccine phổ biến nhưng Ấn Độ dường như không thành công trong việc tuyên truyền chương trình tiêm vaccine phòng bệnh.

Năm 2005, sau khi 1.500 trẻ em tử vong, chính phủ Ấn Độ đã nhập khẩu vaccine từ Trung Quốc và dự án tiêm vaccine bắt đầu được lập. Tuy nhiên, năm nay vaccine vẫn chưa được phổ biến ở nhiều vùng. Nhiều bậc cha mẹ phản ánh rằng khu vực của họ không hề có vaccine phòng bệnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Đăng ngày: 19/04/2025
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News