4 cách đơn giản giúp giảm nhiệt mùa nắng nóng
Uống nước, bổ sung muối và khoáng chất, chọn trang phục thoáng mát, cân bằng nhiệt độ giúp cơ thể giảm nhiệt dưới tác động của môi trường, tránh những căn bệnh mùa hè.
Uống từ 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày
Nắng nóng làm cơ thể tiết nhiều mồ hôi và mất nước. Vì thế cơ thể cần uống nhiều nước hơn để bù đắp lượng nước thiếu hụt. Hãy uống ngay cả lúc không cảm thấy khát. Trong mùa nắng nóng, lượng nước cần nạp vào phải 2,5 - 3 lít. Bên cạnh đó, bạn có thể uống thêm các loại nước mát có chức năng giải nhiệt như rau má, lá vối, sắn dây, nước mía, nước chanh… Lưu ý, nước đá mát lạnh cũng giúp cơ thể “đã khát” hơn nhưng không nên uống nhiều vì dễ gây viêm họng.
Bổ sung muối và khoáng chất cho cơ thể
Tiết mồ hôi nhiều cũng là nguyên nhân thiếu hụt lượng muối cho cơ thể. Nếu không kịp bổ sung muối khoáng cho cơ thể điện giải, thân nhiệt sẽ tăng cao rất dễ dẫn đến sốt và các bệnh khác. Các loại muối khoáng tự nhiên có trong rau xanh và trái cây. Chế độ ăn mùa nóng nên có nhiều rau và hãy uống thêm mỗi ngày một ly nước ép trái cây có nhiều trong mùa này như: cam, chanh, ổi, dưa hấu… Thủ sẵn vài gói Oresol trong nhà và pha nước uống ngay nếu bạn cảm thấy trong người nóng bức. Nước biển khô sẽ giúp cơ thể điện giải, hạ thân nhiệt nhanh chóng.
Chọn trang phục thoáng mát
Trang phục màu tối hoặc sậm màu hấp thu bức xạ nhiệt rất tốt, làm cơ thể nóng thêm. Vì thế hãy chọn các màu sắc tươi sáng để giảm nhiệt cơ thể như: trắng, vàng chanh, màu pastel... Chất liệu vải thoáng mát, thấm hút mồ hôi để cũng giúp bạn cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn. Với những ai thường xuyên ra ngoài, nên chọn những bộ quần áo che chắn kín cơ thể hoặc mặc thêm phụ kiện chống nắng để tránh gây ung thư da.
Cân bằng nhiệt độ cơ thể
Nhiệt độ môi trường xung quanh quá cao cũng tác động đến thân nhiệt cơ thể. Nếu sống trong môi trường thoáng mát, có nhiệt độ và độ ẩm ổn định, cơ thể con người cảm thấy dễ chịu và khoẻ khoắn hơn. Trạng thái lo âu, căng thẳng và mệt mỏi do thời tiết tác động cũng giảm hẳn.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật
Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Lịch sử tình dục của loài người
Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?
Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).
