4 "ngôi sao" Kim, Mộc, Hỏa, Thổ cùng thẳng hàng trên bầu trời

Bước vào tháng 4, Trái đất sẽ có dịp chứng kiến một khung cảnh tuyệt đẹp trên bầu trời, khi 4 trong số 5 hành tinh sáng nhất hệ Mặt trời, gồm các "ngôi sao" Kim, Mộc, Hỏa, Thổ cùng xuất hiện thẳng hàng trên bầu trời sáng sớm.

4 ngôi sao Kim, Mộc, Hỏa, Thổ cùng thẳng hàng trên bầu trời
Sáng 19-4, bốn "ngôi sao" Mộc, Kim, Hỏa, Thổ sẽ xuất hiện trên cùng đường thẳng - (Ảnh: STELLARIUM)

Ngày 5-4, vũ điệu bắt đầu với 3 "ngôi sao" tập trung trên bầu trời ngay trước khi Mặt trời mọc, gồm các sao Kim, Thổ, Hỏa, theo trang tin Space.com.

Đến sáng 19-4, tất cả 4 hành tinh sẽ cùng xuất hiện trên một đường thẳng ở góc chéo 30⁰. Nhìn từ dưới bên trái lên trên hướng qua phải, theo thứ tự là các "ngôi sao": Mộc, Kim, Hỏa và Thổ.

Nhìn bằng mắt thường, tất cả các hành tinh và Mặt trăng đều đi theo một đường thẳng tưởng tượng trên bầu trời, gọi là đường Hoàng đạo.

Sự kiện chính xảy ra vào tuần cuối cùng của tháng 4 với sao Mộc có cường độ sáng hơn 7 lần so với bình thường. Trong khi đó, Mặt trăng lưỡi liềm ló dạng, đi qua phía dưới các hành tinh, lần lượt: sao Thổ vào ngày 25-4, sao Hỏa vào ngày 26-4 và cuối cùng là sao Mộc và sao Kim vào ngày 27-4.

Trong 2 ngày 28 và 29-4, ba vật thể sáng nhất trên bầu trời đêm, gồm: Mặt trăng lưỡi liềm chiếu sáng, sao Mộc ở phía trên bên trái và sao Kim lơ lửng ngay trên Mặt trăng.

Vào ngày 30-4, sao Kim và sao Mộc đứng cạnh nhau.

Khu vực Viễn Đông nhìn thấy chúng gần nhất khi sao Kim đi về phía bắc của sao Mộc. Đây là sự kết hợp gần nhất giữa sao Kim và sao Mộc kể từ tháng 8-2016, khi chúng nằm sâu hơn trong ánh sáng rực rỡ của Mặt trời. Một sự kết đôi ấn tượng tương tự của hai hành tinh này sẽ xảy ra trên bầu trời buổi tối vào ngày 1-3-2023.

Vào ngày 1-5-2022, hai hành tinh vẫn ở gần nhau một cách ấn tượng và sẽ xích lại gần nhau mỗi ngày, đến ngày 8-5-2022, sao Mộc sát về phía trên, bên phải của sao Kim.

Trong những tháng tới, hai hành tinh sáng nhất này sẽ đi theo những cách rất khác nhau. Sao Kim sẽ tiếp tục ôm lấy rìa bình minh ở dưới thấp phía đông cho đến tháng 8, sau đó sẽ từ từ lặn xuống khi Mặt trời mọc. Lúc đó sao Mộc sẽ ở phía bên kia bầu trời, thống trị quang cảnh buổi tối.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN

"Cung điện Rồng" - Khi xác sao chổi trở thành báu vật vũ trụ

Báu vật được các nhà thiên văn chăm sóc chu đáo nhiều năm qua vì mang những vật liệu sự sống 4,6 tỉ năm tuổi - Ryugu - từng là một sao chổi tuyệt đẹp, chết vì thăng hoa.

Đăng ngày: 05/04/2022
Tàu NASA chụp ảnh trực thăng sao Hỏa từ quỹ đạo

Tàu NASA chụp ảnh trực thăng sao Hỏa từ quỹ đạo

Tàu Mars Reconnaissance chụp ảnh trực thăng Ingenuity nặng chưa đến 2 kg trong lúc quay quanh quỹ đạo sao Hỏa.

Đăng ngày: 05/04/2022
Siêu tân tinh có

Siêu tân tinh có "sóng xung kích ngược" kỳ lạ

Một nghiên cứu mới tiết lộ rằng, một làn sóng xung kích mạnh truyền qua một đám mây khí để lại sau cái chết do vụ nổ của một ngôi sao có một điểm kỳ lạ: Một phần của nó đang đi sai hướng.

Đăng ngày: 04/04/2022
NASA chụp được cảnh

NASA chụp được cảnh "tia lửa cuồng nộ" từ Mặt trời bắn trúng Trái đất

Đài quan sát Động lực học Mặt Trời (SDO) của NASA đã chụp được những hình ảnh gây rúng động về cách một tia lửa cuồng nộ từ Mặt Trời chuẩn bị bắn phá Trái Đất.

Đăng ngày: 04/04/2022
NASA thử nghiệm tên lửa 98m, chuẩn bị cho sứ mệnh đưa người lên Mặt trăng

NASA thử nghiệm tên lửa 98m, chuẩn bị cho sứ mệnh đưa người lên Mặt trăng

NASA tiến hành thử nghiệm tên lửa khổng lồ Hệ thống phóng không gian (SLS) dùng để chở người lên Mặt Trăng vào ngày 1/4.

Đăng ngày: 04/04/2022
Chụp thành công ảnh phi hành gia đang

Chụp thành công ảnh phi hành gia đang "spacewalk" ngoài trạm vũ trụ ISS từ... Trái đất

Nhà nhiếp ảnh thiên văn Voltmer đã có bức ảnh để đời khi chụp trạm vũ trụ ISS từ Trái Đất, cách 408 km.

Đăng ngày: 04/04/2022
Ngôi sao đang chết giải phóng các vòng tròn bí ẩn

Ngôi sao đang chết giải phóng các vòng tròn bí ẩn

Các nhà thiên văn học phát hiện ngôi sao khổng lồ đỏ V Hydrae đang giải phóng những vòng khói kỳ lạ như sương mù trước khi phát nổ.

Đăng ngày: 04/04/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News