Ngôi sao đang chết giải phóng các vòng tròn bí ẩn
Các nhà thiên văn học phát hiện ngôi sao khổng lồ đỏ V Hydrae đang giải phóng những vòng khói kỳ lạ như sương mù trước khi phát nổ.
Khi các ngôi sao có khối lượng từ nhỏ đến trung bình cạn kiệt nhiên liệu hydro trong lõi, áp suất bên ngoài trở nên mất cân bằng với lực hấp dẫn bên trong, khiến chúng sụp đổ. Khi đó, lớp vỏ plasma bao quanh lõi trở nên đủ nóng để bắt đầu tổng hợp hydro, sản sinh nhiệt lượng làm giãn nở đáng kể các lớp bên ngoài của thiên thể, biến nó trở thành một ngôi sao khổng lồ đỏ.
Mô phỏng ngôi sao V Hydrae phóng vật chất vào không gian. (Ảnh: ALMA/S. Dagnello)
V Hydrae là một trong những vật thể như vậy. Nó nằm cách Trái đất khoảng 1.300 năm ánh sáng và đang bước vào giai đoạn tiến hóa cuối cùng trước khi sụp đổ thành sao lùn trắng. Trong giai đoạn này, các ngôi sao hút sạch vật chất từ lõi của chúng và phun vào không gian xung quanh.
Trong một nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Astrophysical Journal, các nhà thiên văn học cho biết, V Hydrae đang phóng ra 6 vòng tròn khói mờ như sương mù, cùng với một cấu trúc hình đồng hồ cát khổng lồ. Phát hiện này dựa trên các quan sát từ kính viễn vọng không gian Hubble và hệ thống kính viễn vọngvon vô tuyến ALMA trên sa mạc Atacama ở Chile.
Theo tác giả chính của nghiên cứu Raghvendra Sahai từ Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA, cấu trúc hình đồng hồ cát được tạo thành từ hai đám mây vật chất và chùm tia phản lực phun ra từ hai cực của ngôi sao với tốc độ lên tới 240 km/s. Nó vuông góc với mặt phẳng chứa các vòng tròn khói bí ẩn.
Những đám mây đồng hồ cát không phải khám phá hoàn toàn mới. Các nhà thiên văn học đã quan sát thấy hiện tượng tương tự trong Tinh vân Con Cua phương Nam cách Trái đất 6.849 năm ánh sáng. Ở trung tâm của tinh vân này là một cặp nhị phân, bao gồm một sao lùn trắng và một sao khổng lồ đỏ.
Ngoài các vòng tròn khói bí ẩn và cấu trúc mây đồng hồ cát, V Hydrae còn phát ra các vụ nổ khí siêu nóng, hoặc plasma, khoảng 8,5 năm một lần. Nhóm nghiên cứu nghi ngờ những hành vi kỳ lạ này có thể liên quan đến một ngôi sao đồng hành, nhưng sự tồn tại của nó vẫn chưa được xác nhận.
"Hoạt động của V Hydrae thu hút sự chú ý, vì một ngày nào đó, Mặt Trời của chúng ta có thể có số phận tương tự", đồng tác giả Mark Morris tại Đại học California của Mỹ, nhấn mạnh. Theo dõi hành vi của những vật thể như vậy sẽ giúp các nhà thiên văn học hiểu rõ hơn về điều gì xảy ra trong giai đoạn tiến hóa cuối cùng của các vì sao.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu
Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.
