4 nguy hiểm bạn có thể gặp khi thời tiết quá lạnh
Một tiến sĩ của Trường ĐH Y Harvard, Mỹ đã tổng hợp những vấn đề sức khỏe mà bạn có thể gặp phải khi nhiệt độ xuống thấp.
Kèm theo đó là những cách phòng ngừa rất đơn giản nhưng cần thiết.
Trong những ngày này, không chỉ ở Việt Nam mà ngay ở Mỹ cũng đang đón đợt lạnh nhất trong năm. Khi nhiệt độ đang đi xuống cũng đồng nghĩa với việc nguy cơ với sức khoẻ của con người cũng tăng lên.
Theo Tiến sỹ Suzanne Salamon của Trường Đại học Y Harvard, Mỹ "thời tiết quá lạnh gây ra nhiều rủi ro cho sức khoẻ, đặc biệt đối với những người già". Dưới đây là những vấn đề sức khoẻ bạn có thể gặp phải trong mùa đông này và cách ứng phó.
Với hệ miễn dịch
Trong suốt mấy tháng lạnh giá, mọi người thường ít ra đường. Họ thường ở trong những môi trường tiếp xúc ở cự ly gần với người khác như văn phòng, siêu thị, nhà hàng. Điều này làm tăng nguy cơ lây lan cảm cúm, ho...
Cách phòng: Theo tiến sỹ Salamon, "cần thiết thì có thể tiêm ngừa cảm cúm. Hay ít nhất là thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay. Đặc biệt khi ho hay hắt hơi, đừng dùng bàn tay che miệng, hãy dùng phần cánh tay hay khuỷu tay".
Với tim
Khi nhiệt độ đang đi xuống cũng đồng nghĩa với việc nguy cơ với sức khoẻ của con người cũng tăng lên.
Thời tiết lạnh gây co hẹp mạch máu, làm tăng nguy cơ đau tim.
Cách phòng: Hãy nhớ mặc đủ ấm khi ra ngoài, đội mũ, đeo găng tay. Tránh làm các công việc nặng ngoài trời trong những ngày lạnh như thế này.
Với da
Thời tiết khô hanh của mùa đông ảnh hưởng nghiêm trọng tới độ ẩm của da.
Cách phòng: Hãy sử dụng kem dưỡng ẩm chứa dầu để tránh cơ thể bị mất độ ẩm. Tắm bằng nước ấm, không tắm bằng nước nóng quá. Sử dụng máy giữ ẩm trong phòng để giữ ẩm cho lớp da trên cùng.
Với nhiệt độ cơ thể
Trời lạnh khiến cơ thể dễ rơi vào trạng thái mất nhiệt, tức là nhiệt độ bên trong cơ thể giảm xuống quá thấp. Đặc biệt người cao tuổi dễ gặp tình trạng này. Kể cả khi trời không quá lạnh nhưng kéo dài cũng có thể gây nên tình trạng này.
Cách phòng: Hãy nhớ mặc ấm khi ra ngoài. Để ý tới trạng thái của cơ thể cho thấy bạn thích nghi kém với thời tiết lạnh, như đau cứng ở cổ, tay, chân. Hãy gọi cấp cứu ngay khi bản thân hay người xung quanh bị giảm nhiệt đột ngột.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật
Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Lịch sử tình dục của loài người
Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?
Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).
