4 phiền toái mùa hè làm bạn đổ bệnh
Thời tiết nóng mùa hè khiến bạn đổ mồ hôi, ngứa da, dễ ngộ độc thực phẩm, cháy nắng... ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.
Theo Brightside, mùa hè với nhiệt độ cao kéo theo nhiều vấn đề gây hại đến sức khỏe của mọi người. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải có cách giải quyết hợp lý.
Đổ mồ hôi
Mồ hôi cơ thể là một hiện tượng tự nhiên, có thể gây ra mùi khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bạn.
Do đó, bạn nên tắm rửa thường xuyên, rửa vùng kín bằng nước sạch và xà phòng diệt khuẩn. Mùa hè, nên mặc quần áo bằng vải cotton và thay mới mỗi ngày để tránh mùi hôi từ quần áo. Sử dụng lăn khử mùi và luôn thay vớ, giặt giày nếu bạn bị hôi chân. Hạn chế ăn các thức ăn nặng mùi như hành, tỏi, cá có mùi tanh nhiều.
Ngộ độc thực phẩm
Nhiệt độ cao nên thực phẩm không bảo quản được lâu là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn phát triển gây bệnh cho người.
Khi bị ngộ độc, bạn cần đến bệnh viện khám và uống thuốc, tránh tình trạng nặng hơn. Nếu bị nhẹ, nên uống nhiều nước hoặc nước ép cà chua, dưa hấu... Những thực phẩm này giàu chất chống oxy hóa, thải độc cơ thể.
Để phòng tránh, bạn hạn chế dùng thức ăn ngoài đường và đồ ăn để lâu ngày. Rửa sạch và nấu kỹ rau củ quả, thịt... Không để lẫn thực phẩm sống - chín và kiểm tra mùi đồ ăn trước khi sử dụng.
Thời tiết nóng bức của ngày hè khiến da tiết nhiều mồ hôi cùng với khói, bụi nắng nóng sẽ gây dị ứng, mẩn ngứa da.
Ngứa da
Thường xuyên dưỡng ẩm cho làn da bằng các loại kem có chứa các vitamin E và C tự nhiên.
Để tránh vấn đề trên, bạn nên đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, vệ sinh tắm rửa thường xuyên. Không dùng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Tăng cường ăn các thực phẩm có tính giải nhiệt như mướp đắng, củ cải, cà chua, dừa, chanh,… và các loại hoa quả. Thường xuyên dưỡng ẩm cho làn da bằng các loại kem có chứa các vitamin E và C tự nhiên.
Cháy nắng
Cháy nắng xảy ra khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài dẫn đến tình trạng da bị đốt cháy, gây bỏng, nổi mụn nước. Nếu nghiêm trọng, cháy nắng có thể trở thành nhiễm độc nắng hoặc gây ung thư da...
Để xử lý, bạn lập tức giảm nhiệt vùng da bị cháy dưới vòi nước, chườm đá, bôi kem dưỡng hay gel lô hội để làm dịu, mát da. Nếu vấn đề da không được cải thiện kèm theo sốt, đau đầu, buồn nôn, nhiễm trùng, bạn nên đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Lịch sử tình dục của loài người
Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?
Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn
Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.
