5 cặp vợ chồng người Nga đã đồng ý sử dụng chỉnh sửa gene để con không bị điếc?

Nhà khoa học Denis Rebrikov dự định chỉnh sửa gene của phôi người nhằm ngăn chặn con cái thừa hưởng bệnh điếc của cha mẹ. Denis Rebrikov cho hay, có 5 cặp vợ chồng người Nga đã đồng ý cho việc này.

Vừa qua, nhà sinh vật học người Nga nói với Nature rằng, ông dự định chỉnh sửa gene của phôi người. Cho đến nay, mới chỉ có một người là nhà khoa học Trung Quốc He Jiankui đã từng công khai các em bé chỉnh sửa gene, với tuyên bố rằng các chỉnh sửa sẽ ngăn các em bé “thừa hưởng” HIV của cha chúng.


Giới khoa học đang tiếp tục tranh cãi khi một nhà nghiên cứu người Nga chuẩn bị thực hiện chỉnh sửa gene ở người.

Rebrikov có thể là người tiếp theo được thế giới quan tâm đặc biệt khi đưa ra tuyên bố mới rằng ông có 5 cặp cha mẹ người Nga mong muốn để chỉnh sửa gene của họ vì một lý do khác biệt và mang tính xã hội: “Ngăn chặn con cái thừa hưởng bệnh điếc của cha mẹ”.

Rebrikov nói mỗi phụ huynh quan tâm đến nghiên cứu của mình bị điếc do đột biến gene GJB2. Khi hai người bị đột biến sinh con, đứa trẻ sẽ bị điếc bẩm sinh.

Bằng cách sử dụng chỉnh sửa gene để chỉnh sửa một bản sao gene GJB2 trong phôi được thụ tinh, Rebrikov tin rằng sẽ có thể thực hiện mong muốn của các cặp cha mẹ để sinh con không bị điếc.

"Đó là điều rõ ràng và dễ hiểu đối với người bình thường. Mỗi em bé được sinh ra với những cặp đôi này chắc chắn sẽ bị điếc nếu không được chỉnh sửa gene đột biến”, Rebrikov nhấn mạnh.

Nhưng khác với nhà khoa học ở Trung Quốc, Rebrikov có kế hoạch tiếp cận với chính phủ Nga trong "một vài tuần" để xin phép trước khi bắt đầu thí nghiệm có thể gây tranh cãi của mình.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Đăng ngày: 19/04/2025
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Đăng ngày: 16/04/2025
Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, nhồi máu cơ tim, đột quỵ là bệnh dễ xảy ra trong thời tiết nắng nóng kéo dài hiện nay.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News