5 loài vật sẽ khiến bạn phải khốn khổ nếu bị cắn bởi những "tác dụng phụ" quái dị

Bị những loài này cắn, chết thì chưa chắc, nhưng khổ thì muôn nẻo đường.

Bị động vật cắn tất nhiên là đau. Không đau thì cũng ngứa ngáy khó chịu, còn nặng thì có thể dẫn đến tử vong.

Nhưng không dừng lại ở đó, một số loài còn "tặng kèm" cả những phản ứng phụ quái gở, đủ khiến chúng ta phải sống dở chết dở.

1. Bọ ve "ngôi sao cô đơn": Ép buộc nạn nhân thành tín đồ ăn chay


Bọ ve này cắn sẽ biến nạn nhân của nó thành người dị ứng với thịt.

Bị cắn bởi bọ ve chắc chắn không phải là chuyện gì dễ chịu. Đa số không gây nguy hiểm, nhưng triệu chứng chung là bạn sẽ bị ngứa và sưng tấy ở xung quanh vết cắn.

Tuy vậy, một số loài bọ ve có thể gây những tác dụng phụ hết sức quái dị sau khi cắn. Chẳng hạn như loài bọ ve có cái tên rất retro là "ngôi sao cô đơn" (Lone Star tick - Amblyomma americanum) sẽ biến nạn nhân của nó thành người dị ứng với thịt.

Nguyên nhân là vì khi hệ thống miễn dịch của người tương tác với các protein có trong nước bọt của bọ sẽ tạo ra kháng thể, với tác dụng chống lại các protein tương đồng có trong thức ăn. Và thế là dù muốn dù không, bạn cũng buồn nôn khi nhìn thấy thịt. Thời gian phát tác cũng không hề ngắn, có khi kéo dài đến hẳn 6 tháng.

Một lần cắn và phải ăn chay suốt nửa năm, không rõ là nên vui hay buồn đây.

2. Lạc đà: thoái hóa xương sau một cú cắn


Mặc dù hiếm khi lạc đà cắn người, nhưng đã cắn là sẽ gây ra họa.

Lạc đà (Camelus) vốn dĩ là một loài vật hiền lành. Nó sẽ không tấn công con người, trừ khi bị dọa đến sợ phát khiếp mới hoảng loạn mà cạp bừa.

Mặc dù hiếm khi lạc đà cắn người, nhưng đã cắn là sẽ gây ra họa. Đau đớn đã đành (vì miệng lạc đà không hề nhỏ, hàm lại rất khỏe), chúng còn khiến nạn nhân gặp nguy cơ thoái hóa xương nữa.

Theo kết luận từ một nghiên cứu, trong nước bọt của lạc đà có chứa loại vi khuẩn gây thoái hóa xương. Một khi đã vào cơ thể người, chúng sẽ tấn công khung xương trong suốt một thời gian dài, dần dà khiến xương yếu dần.

3. Nhện Ctenidae: rơi vào trạng thái "12h" suốt 4h tiếp theo


Chất độc của loài nhện này gây ra sự cương cứng kéo dài, có thể lên tới 4h đồng hồ.

Nhện Ctenidae còn có tên gọi khác là nhện lang thang Brazil. Nó là loài săn mồi vào ban đêm, săn mồi bằng nọc độc. Theo các nhà khoa học, chất độc của nhện Brazil thuộc vào hàng kịch độc, có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của con người.

Nhưng ngoại trừ cơn đau khủng bố ra, nhện lang thang Brazil còn khiến các nạn nhân là nam giới... xấu hổ muốn chết. Bởi chất độc của chúng gây ra sự cương cứng kéo dài, có thể lên tới 4h đồng hồ.

Vì hứng thú với "tác dụng phụ" bất thường này, các nhà nghiên cứu cũng nỗ lực tìm cách tận dụng chúng, để phát triển các loại thuốc giúp chữa rối loạn cương dương.

4. Rắn Boomslang: Biến nạn nhân trở thành vòi phun máu


Khi bị rắn này cắn, mọi cái lỗ trên cơ thể của nạn nhân, từ lỗ mũi, lỗ tai đến cả hậu môn, hốc mắt đều trào máu.

Rắn Boomslang (Dispholidus typus) là giống loài kiếm ăn vào ban ngày, thích ẩn nấp trong tán lá, có màu xanh lục, và cực độc.

Bị rắn độc cắn tất nhiên là vô cùng nguy hiểm. Nếu không nhanh được cấp cứu đúng cách, bạn sẽ được Thần Chết mời sang thế giới bên kia liền. Nhưng riêng với rắn Boomslang thì ngoài nguy cơ giáp mặt Tử Thần, nó còn "tặng" thêm một hiệu ứng phụ hết sức kinh dị. Đó là khiến mọi cái lỗ trên cơ thể của nạn nhân, từ lỗ mũi, lỗ tai đến cả hậu môn, hốc mắt đều trào máu.

Lý do là bởi vì trong chất độc của rắn Boomslang có chứa hemotoxic, một chất phá hủy hồng cầu. Nó ngăn chặn sự đông máu và hủy hoại các mô bên trong cơ thể.

5. Sứa Irukandji: Biến anh hùng thành kẻ chết nhát


Mớ gai trên xúc tu của sứa Irukandji còn gây ra chứng sợ hãi ảo cao ngất.

Sứa Irukandji là loài họ hàng với sứa hộp, đều rất độc. Chúng chủ yếu sống ở Queensland và Tây Úc.

Bất cứ ai từng bị sứa độc chích cũng sẽ thấu hiểu cảm giác đau muốn lịm cả hồn là như thế nào. Bất cẩn đụng trúng sứa Irukandji thì cũng không ngoại lệ. Bạn sẽ bị buồn nôn, chuột rút và đau rát kinh khủng đến cả 12 giờ liên tiếp.

Nhưng đâu chỉ có thế, vết chích từ mớ gai trên xúc tu của sứa Irukandji còn gây ra chứng sợ hãi ảo cao ngất. Nó khiến cho từ nhịp tim đến nhịp thở, áp suất động mạch não đều tăng vọt.

Người bị cắn sẽ cảm thấy cực kỳ kinh hoàng, tin rằng mình sắp chết đến nơi ngay cả khi vẫn còn đang khỏe mạnh chán.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều thú vị về loài cá sấu

Những điều thú vị về loài cá sấu

Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Đăng ngày: 17/02/2025
Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

Đăng ngày: 16/02/2025
11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Đăng ngày: 15/02/2025
Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Đăng ngày: 15/02/2025
Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật muôn màu với bao điều lý thú. Không ai có thể tự cho mình là hiểu khá rõ về mọi loài tồn tại trên hành tinh của chúng ta.

Đăng ngày: 15/02/2025
Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Khối lượng cực đại của cá tra dầu sông Mekong đạt 300kg, còn chiều dài tối đa của cá đuối nước ngọt lên tới 5m. Sông Mekong, với hàng trăm loài cá và nguồn phù sa dồi dào, là mạch sống của hàng chục triệu người.

Đăng ngày: 15/02/2025
Giới tính của thằn lằn phụ thuộc vào kích cỡ trứng

Giới tính của thằn lằn phụ thuộc vào kích cỡ trứng

Trên tờ Current Biology ra ngày 4/6, một báo cáo cho biết vấn đề giới tính của thằn lằn con hoá ra phức tạp hơn nhiều so với những suy đoán trước đây của giới khoa học. Chí ít là đối với một loài thằn lằn, kích cỡ của trứng đóng vai trò quyết định trong chuyện này.

Đăng ngày: 14/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News