5 sai lầm phổ biến khi sử dụng kháng sinh

Thói quen tự kê toa, sử dụng kháng sinh thừa từ các đơn thuốc cũ chưa dùng hết hoặc thay đổi liệu trình điều trị của bác sĩ... là những sai lầm thường gặp của nhiều người.

Những sai lầm phổ biến khi sử dụng kháng sinh

Theo báo cáo “Sử dụng kháng sinh và kháng sinh ở Việt Nam” công bố gần đây, nhiễm khuẩn vẫn là một bệnh khá phổ biến tại Việt Nam. Trong khi đó, tình trạng kháng kháng sinh lại trở nên báo động. Báo cáo cũng phân tích một số sai lầm thường gặp của bệnh nhân, dẫn đến kháng kháng sinh như sau:

1. Tự kê toa


Khi trẻ có triệu chứng bệnh nên được các bác sĩ chuyên ngành khám.

Việc sử dụng kháng sinh nhất thiết phải có ý kiến của bác sĩ, bởi ở trình độ của họ mới có thể xác định đúng bệnh, loại kháng sinh, liều dùng và thời gian uống. Trên thực tế, kháng sinh chỉ được dùng khi trẻ xác định bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, nhiều người đã lạm dụng kháng sinh ngay khi gặp các triệu chứng nhiễm khuẩn hô hấp như hắt hơi, sổ mũi, ho…

2. Kéo dài hay rút ngắn liệu trình

Sau thời gian dùng kháng sinh nhưng không cải thiện, nhiều người quyết định tự ý kéo dài thêm liệu trình, hoặc rút ngắn liệu trình khi tình trạng thuyên giảm mà không tái khám đúng hẹn. Không ít phụ huynh còn tự chữa bệnh cho con mình bằng toa thuốc của bé khác, dẫn đến bệnh trở nặng hơn.

Việc không tuân thủ điều trị kháng sinh nói chung khiến bệnh không hết hẳn, dễ tái phát khiến người bệnh đáp ứng với điều trị kém hơn, tăng thể bệnh nặng và dễ có biến chứng. Từ đó, chi phí bỏ ra tốn kém hơn do phải điều trị, nhập viện và phải đổi sang kháng sinh khác thường đắt tiền hơn”, ThS. BS Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa hô hấp bệnh viện Nhi Đồng 1 phân tích.

3. Dùng lại kháng sinh thừa từ các đợt kê toa trước

Không ít bệnh nhân khỏi bệnh từ đợt kháng sinh trước, thấy thuốc có hiệu quả nên khi có những triệu chứng bệnh gần giống như vậy liền mang thuốc thừa ra dùng lại. Nguyên tắc là thuốc thừa nên được loại bỏ, không giữ lại để dùng cho lần sau.

4. Kê toa hoặc uống thuốc của người khác

Tình trạng này được các chuyên gia y tế đánh giá là khá phổ biến ở Việt Nam. Nhiều người thường uống thuốc theo kinh nghiệm của các “bác sĩ nhân dân”, khi thấy triệu chứng bệnh tương tự nhau. Uống kháng sinh không đúng có thể gây biến chứng, nặng thêm tình trạng bệnh và làm khuẩn gây bệnh sinh sôi nảy nở, góp phần vào tình trạng kháng thuốc thêm trầm trọng. Tổ chức Y tế Thế giới cho hay, tình trạng đề kháng kháng sinh hay còn gọi nôm na là “lờn thuốc” của Việt Nam hiện đang nằm trong những nước cao nhất thế giới.

5. Quan niệm kháng sinh liệu trình điều trị ngắn ngày không hiệu quả

Trong khi nhiều bệnh nhân thường không tuân thủ đầy đủ liệu trình điều trị kháng sinh dài ngày thì số khác lại nghĩ rằng kháng sinh liệu trình ngắn ngày không đủ thời gian để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

Theo ThS. BS Trần Anh Tuấn, kháng sinh liệu trình điều trị ngắn ngày đang là xu hướng điều trị nhiễm khuẩn, vì các lợi ích mang lại. Người bệnh sử dụng kháng sinh ngắn ngày (3 -5 ngày) thường dễ tuân thủ liệu trình, không bỏ ngang, mang lại hiệu quả điều trị tối đa.

“Sử dụng kháng sinh có liệu trình ngắn ngày vẫn đủ khả năng khỏi bệnh hoàn toàn và tránh tái phát. Ngoài ra, sử dụng kháng sinh có liệu trình điều trị ngắn ngày cũng ít tốn kém chi phí hơn, hạn chế tác dụng phụ và giảm thiểu nguy cơ kháng kháng sinh. Tuy nhiên, cần lưu ý là không phải bệnh nào, người bệnh nào, kháng sinh nào cũng có thể áp dụng biện pháp này. Chỉ qua thăm khám và đánh giá đầy đủ, bác sĩ của bạn mới quyết định được điều này”, ông nhấn mạnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Đăng ngày: 01/07/2025
20 tác dụng thú vị của chanh tươi

20 tác dụng thú vị của chanh tươi

Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Đăng ngày: 30/06/2025
Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Đăng ngày: 29/06/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 28/06/2025
Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần

Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần

Là cây rau quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày, rau cần nước còn là vị thuốc chữa được nhiều loại bệnh mà ít ai biết.

Đăng ngày: 27/06/2025
Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí

Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí

Say nắng, say nóng là hiện tượng thường gặp trong mùa hè, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng cao điểm...

Đăng ngày: 26/06/2025
Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư cổ tử cung

Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư cổ tử cung

Nếu bị ung thư cổ tử cung, chị em có thể có những dấu hiệu khác thường như đau vùng chậu, chảy máu âm đạo bất thường...

Đăng ngày: 26/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News