5 vật dụng gia đình tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư

Bát nhựa, chai nước đã sử dụng, nước hoa, nến thơm, sơn tường thường tồn dư chất độc hại gây ung thư.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính có 9,6 triệu người trên thế giới chết vì ung thư vào năm 2018. Tổng chi phí điều trị ung thư hàng năm lên đến 1,16 nghìn tỷ USD.

Hiện nay 30-50% bệnh ung thư có thể được ngăn ngừa. Hầu hết mọi người nghĩ nguyên nhân ung thư là do tác động từ bên ngoài như thuốc lá, ô nhiễm môi trường, thói quen, lối sống không lành mạnh, ít vận động. Tuy nhiên, đôi khi thủ phạm gây ung thư lại là một số thứ nhỏ nhặt tại chính căn phòng của gia đình bạn.

5 vật dụng trong gia đình có thể là nguyên nhân gây ung thư, theo Boldsky:

Bát nhựa rẻ tiền


Những chiếc bát như này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn. (Ảnh: Genpak).

Những chiếc bát nhựa màu sắc bắt mắt và rẻ tiền nhưng đe dọa trực tiếp đến sức khỏe hàng ngày của bạn. Nhựa rất dễ bị phân hủy khi ở nhiệt độ cao. Nếu để bát nhựa vào lò vi sóng thì nhựa sẽ bị chảy ra, trộn lẫn các chất có hại vào thức ăn của bạn.

Chai nước đã qua sử dụng

Hầu hết chai nước được làm từ nhựa. Theo một cuộc điều tra của World Health, cất giữ nước trong chai nhựa rất có hại cho sức khỏe khi uống, do hóa chất từ nhựa tan hòa lẫn vào nước.

Nước hoa xịt phòng


Nước hoa xịt phòng thường chứa hóa chất formaldehyde, hít vào cơ thể có thể gây ung thư. (Ảnh: Boldsky).

Bạn thường đóng tất cả cửa ra vào và cửa sổ khi xịt nước hoa trong phòng? Điều đó không tốt cho sức khỏe. Nước hoa xịt phòng thường chứa hóa chất formaldehyde và naphthalene, khi hít vào cơ thể có thể gây ung thư.

Để đảm bảo sức khỏe, bạn có thể dùng nước hoa xịt phòng bằng nguyên liệu an toàn hơn như dầu thơm hoặc gỗ đàn hương.

Nến thơm

Ít người biết rằng nến nhỏ, màu sắc bắt mắt và có mùi thơm lại là chất độc hại gây ung thư. Bạn không nên sử dụng nến thơm trong nhà. Nến cháy sẽ tạo nên hợp chất, khi bạn hít phải về lâu dài dễ gây bệnh. Nến cháy trong không gian nhà càng kín thì càng nguy hại cho sức khỏe.

Sơn tường

Ngôi nhà mới sơn cũng là mối nguy hại đến sức khỏe. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y học nghề nghiệp và môi trường hồi tháng 3, các họa sĩ, nghệ sĩ và công nhân thường xuyên tiếp xúc với sơn dễ bị ung thư phổi, bàng quang, răng miệng và tuyến tụy, bệnh bạch cầu. Nên chọn loại sơn không chứa các hóa chất carbon dễ bay hơi (VOC) để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/07/2025
Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Đăng ngày: 01/07/2025
Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

Đăng ngày: 30/06/2025
20 tác dụng thú vị của chanh tươi

20 tác dụng thú vị của chanh tươi

Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Đăng ngày: 30/06/2025
Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Đăng ngày: 29/06/2025
Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

Đăng ngày: 29/06/2025
10 điều bạn cần biết về đậu phụ

10 điều bạn cần biết về đậu phụ

Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.

Đăng ngày: 28/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News