5 vụ án bí ẩn khiến chúng ta đứng giữa ranh giới mong manh của sự thật và hư cấu

Những thứ hay ho bạn thấy trên TV thường dựa trên những câu chuyện điên rồ khó tin, thậm chí vô lý đến mức dù nó có được "tô lông vẽ cánh" từ sự thật thì vẫn quá khó chấp nhận. Đó chỉ là truyền hình thôi, liệu thực tế có khác gì không?

Ngạc nhiên thay, không chỉ phim ảnh, thực tế cũng chứa đựng cả khối câu chuyện khiến bạn chỉ muốn lôi "tác giả" của chúng ra mắng một trận vì tội dụ dỗ người khác tin vào những thứ kì quái.

Tiếc là bạn nên tin đi, vì chúng đều là sự thật cả đấy!

1. Câu chuyện về người đàn ông tên Kaspar Hauser

5 vụ án bí ẩn khiến chúng ta đứng giữa ranh giới mong manh của sự thật và hư cấu
Kaspar Hauser, người đàn ông bí ẩn ở Nuremberf.

Nếu có câu chuyện cuộc đời nào xứng đáng được dựng thành chương trình truyền hình trên Netflix thì đó chính là chuyện của Kaspar Hauser.

Sử sách ghi chép rằng Hauser được tìm thấy khi đang lang thang trong một khu phố ở Nuremberg vào ngày 26 tháng 5 năm 1828. Lạ thay, người đàn ông ấy gần như chẳng biết gì ngoài cái tên Kaspar Hauser của mình.

Sau đó, khi mọi người không ngừng hiếu kì về sự xuất hiện của người lạ mặt này, anh ta mới kể rằng mình đã bị nhốt trong một căn phòng tối tăm bởi những kẻ anh ta chưa từng thấy bao giờ.

Điều này phần nào giải thích cho việc Hauser không hề biết cách cư xử, cũng như anh ta thích ăn bánh mì và uống nước.

Mọi chuyện ngày càng kì lạ hơn khi chỉ trong vòng vài năm tiếp theo, anh ta bị ám sát ít nhất ba lần.

Không ai trông thấy hung thủ, và Hauser được cho là ở một mình khi những vụ tấn công ấy xảy ra. Đến năm 1833, anh ta cuối cùng đã chết trong một vụ tấn công bí hiểm như vậy.

Hàng loạt giả thuyết được đưa ra về việc anh ta là ai và chuyện gì đã thật sự xảy ra. Những giả thuyết này bao gồm từ việc anh ta là kẻ lừa đảo cho đến việc anh ta có vấn đề tinh thần và cảm xúc vì bị bạo hành lúc nhỏ.

Một giả thuyết kì quặc hơn cho rằng đây là người có khả năng kế vị ngai vàng nhưng chưa hợp pháp và ai đó muốn diệt trừ anh ta… Dù sao đi nữa, chúng ta có lẽ chẳng bao giờ biết được sự thật là gì.

2. Danh tính người đàn ông đeo mặt nạ sắt

5 vụ án bí ẩn khiến chúng ta đứng giữa ranh giới mong manh của sự thật và hư cấu
Người đàn ông đeo mặt nạ sắt trong tác phẩm của Dumas.

Bạn có thể từng nghe qua về Người đàn ông đeo mặt nạ sắt. Câu chuyện mà bạn nhớ có lẽ được viết vào thế kỉ 19 của tác giả Alexandre Dumas. Nhưng dù tác phẩm là hư cấu, câu chuyện trong thực tế là có thật.

Theo The Times Literary Supplement, người đàn ông này trong thực tế cũng bí ẩn chẳng khác gì nhân vật trong truyện của Dumas. Chuyện kể rằng Benigne de Saint-Mars là một trong những quản ngục dưới trướng nhà vua.

Khi Saint-Mars di chuyển từ nhà ngục này sang nhà ngục khác, có một tù nhân bí ẩn không rõ danh tính luôn luôn đi cùng ông. Người này đeo mặt nạ (được cho là bằng sắt, hoặc bằng nhung, theo các ghi chép khác nhau) mỗi khi xuất hiện.

Người đàn ông kì lạ ấy đã chết ở nhà ngục Bastile vào năm 1703, và cái tên Marchioli được ghi lại trên giấy báo tử.

Chẳng ai tin vào cái tên đó và nỗ lực tìm ra thân phận của tù nhân này bao gồm hơn 50 khả năng khác nhau, từ việc anh ta là đứa trẻ 12 tuổi đã dám đấm Thái tử cho đến việc anh ta là con riêng của vua Charles II.

Chúng ta vẫn chưa biết được người này thật sự là ai, nhưng những lời đồi đại dần trở nên kì lạ hơn.

3. Lý do không nên nhận kẹo từ tay người lạ

5 vụ án bí ẩn khiến chúng ta đứng giữa ranh giới mong manh của sự thật và hư cấu
Chân dung Charley Ross.

Chắc hẳn bạn từng nghe qua rằng không nên nhận kẹo từ tay người lạ.

Vậy bạn có biết rằng, theo blog The Shelf của Havard Library Collections, câu nói trên bắt nguồn từ một vụ bắt cóc có thật mà đến nay vẫn chưa được giải quyết - vụ bắt cóc Charley Ross.

Câu chuyện được đăng tải vào năm 1876 trong "Câu chuyện của cha Charley Ross" (The Father’s Story of Charley Ross), viết bởi Walter Lewis Ross.

Tháng 6 năm 1874, một người đàn ông ngồi trong xe ngựa đã phát kẹo cho những đứa trẻ ở vùng Germantown thuộc Philadelphia. Vào ngày 1 tháng 7, Charley mất tích. Theo lời kể của anh trai cậu bé, Walter thì "Charley đang ở trong xe ngựa".

Khi Walter kể tiếp câu chuyện, cậu tiết lộ rằng những kẻ bắt cóc Charley đã dùng kẹo để dụ dỗ bọn trẻ, và khi chúng bảo sẽ đưa mấy cậu đến cửa hàng mua pháo (dù sao thì đây vẫn là năm 1874). Bọn trẻ chẳng chút do dự mà đi theo chúng.

Vào năm 2013, một quản lý thư viện tình cờ tìm thấy thứ mà Viện Smithsonian nhận định là những khoản tiền chuộc đầu tiên được gửi đi tại Mỹ, cũng chính là khoản tiền chuộc Charley Ross.

Bọn bắt cóc đã đòi 20.000 USD (khoảng 400.000 USD ngày nay) để đổi lấy đứa bé bốn tuổi.

Trong 5 tháng kế tiếp, gia đình Charley đã nhận 23 lá thư từ bọn bắt cóc và điều tra được hơn 600 đứa trẻ khác đang gặp tình trạng như Charley. Cậu bé mãi mãi không được tìm thấy.

4. Ai là Người viết thư ở Circleville?

5 vụ án bí ẩn khiến chúng ta đứng giữa ranh giới mong manh của sự thật và hư cấu
Những bức thư bí ẩn ở Circleville.

Đây thật sự là màn dọa dẫm kinh điển: có một thực thể kì bí nào đó dường như biết mọi điều về bạn. Điều này đã xảy ra ở Circleville, Ohio, và không ai biết về người đứng sau những lá thư bí mật bắt đầu xuất hiện vào năm 1976.

Gizmodo điểm lại những điều chúng ta biết về Người viết thư bí ẩn ở Circleville - những điều đủ để chúng ta đóng kín rèm cửa mỗi tối.

Một loạt những lá thư nặc danh bắt đầu bằng lá thư tố cáo một người phụ nữ tên Mary Gillispie đã có quan hệ với giám thị trường học.

Chồng cô, Ron, cũng nhận được vài lá thư báo với anh về mối quan hệ này. Họ đã đi hỏi bạn bè và gia đình, các lá thư bỗng nhiên dừng lại… nhưng vẫn không tìm ra ai đã viết những lời buộc tội này.

Ngày 17 tháng 8 năm 1977, Ron nhận được một cuộc điện thoại khiến anh nổi điên, mang theo súng và rời khỏi nhà. Anh ta đã chết trong ngày hôm đó.

Ron đã tông vào một cái cây. Điều khó hiểu là, súng đã nổ. Không ai biết người nào đã gọi đến, họ đã nói gì với nhau hay điều gì gây ra cái chết của Ron.

Anh rể của Mary, Paul Freshour, cuối cùng bị bắt vì toàn bộ sự việc, nhưng bài kiểm tra chữ viết tay cũng như các bằng chứng khác không mang lại được kết luận. Dù vậy, Freshour vẫn bị tòa tuyên là có tội và bị kết án 10 năm tù giam.

Cũng trong khoảng thời gian ở tù, hắn ta nhận được lá thư kì lạ gửi cho mình.

Hắn xác nhận sự vô tội của mình cho đến khi chết vào năm 2012 - và vẫn không ai biết được toàn bộ sự thật về nơi xuất phát của những lá thư kia cũng như làm thế nào người viết thư biết nhiều bí mật đến vậy.

5. Hai vụ sát hại Mary Ashford và Barbara Forrest

5 vụ án bí ẩn khiến chúng ta đứng giữa ranh giới mong manh của sự thật và hư cấu
Công viên Pype Hayes.

Birmingham Mail đăng tải bộ đôi câu chuyện kì lạ cách nhau 150 năm, đều diễn ra tại Công viên Pype Hayes thuộc thành phố Birmingham, nước Anh.

Vào chiều tối ngày 27 tháng 5 năm 1817, Mary Ashfold, 20 tuổi, rời khỏi một quán rượu khiêu vũ và đi về nhà tầm nửa đêm. Vài giờ sau, một người đàn ông trên đường đi làm băng qua công viên và trông thấy xác của cô gái.

Không lâu sau đó, cảnh sát bắt được Abraham Thornton, 25 tuổi, người được cho là đã ở cùng với cô trước khi cô bị sát hại. Anh ta biện hộ mình vô tội và được trắng án, sau đó rời khỏi thành phố này để bắt đầu cuộc sống mới.

Tua nhanh đến năm 1974, Barbara Forrest, 20 tuổi, được phát hiện đã chết trên đường về nhà sau ngày nghỉ May Bank Holiday cùng bạn trai.

Xác của cô được tìm thấy vào ngày 4 tháng 6, cũng tại Công viên Pype Hayes (cách nhà cô chỉ 500 yards - khoảng hơn 450 mét)

Cả hai vụ án có những điểm giống nhau kì quái. Barbara cũng được nhìn thấy lần cuối vào ngày 27 tháng 5, cả hai người phụ nữ này đều đi ăn mừng cùng một dịp lễ (Whit Monday - Lễ Hiện xuống).

Abraham Thornton là nghi phạm cho vụ án trước thì Michael Thornton là nghi phạm cho vụ thứ hai. Cũng như Abraham, Michael được trắng án. Cả hai vụ việc đều chưa có lời giải đáp.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hi sinh 1 người để cứu 5 người: Thí nghiệm đạo đức nổi tiếng, nhân loại tranh cãi cả thế kỷ

Hi sinh 1 người để cứu 5 người: Thí nghiệm đạo đức nổi tiếng, nhân loại tranh cãi cả thế kỷ

Trolley Problem là thí nghiệm thú vị, giúp chúng ta nhận ra tâm lý con người có tính quy luật và vẫn còn nhiều thiếu sót.

Đăng ngày: 01/11/2020
Ngôi nhà có 16 mặt tiền độc đáo, không bao giờ vắng ánh mặt trời

Ngôi nhà có 16 mặt tiền độc đáo, không bao giờ vắng ánh mặt trời

Nằm gần làng Lympstone, Devon, Anh là một ngôi nhà độc đáo với 16 mặt tiền có từ thế kỷ 18 mang tên A la Ronde.

Đăng ngày: 01/11/2020
3 điểm thui chột bản lĩnh đàn ông: Lâu dần sẽ biến thành kẻ vô dụng

3 điểm thui chột bản lĩnh đàn ông: Lâu dần sẽ biến thành kẻ vô dụng

Nếu bạn thực sự muốn rèn luyện bản lĩnh đàn ông, hãy hướng bản thân mình trở thành leader trong lĩnh vực mình khao khát, muốn chinh phục.

Đăng ngày: 01/11/2020
10 sai lầm của Gia Cát Lượng khiến nhà Thục Hán đại bại

10 sai lầm của Gia Cát Lượng khiến nhà Thục Hán đại bại

“Mười sai lầm lớn nhất của Gia Cát Lượng” mang đến cho độc giả một cái nhìn đa chiều về Khổng Minh tiên sinh Gia Cát Lượng.

Đăng ngày: 01/11/2020
Ý nghĩa của màn hình đa sắc trên sóng truyền hình trước đây

Ý nghĩa của màn hình đa sắc trên sóng truyền hình trước đây

Thẻ kiểm tra dùng để kiểm tra màu sắc và hình ảnh của TV. Ngày nay, chúng không còn được sử dụng do sự tiến bộ về công nghệ và lịch phát sóng 24/24 của chương trình truyền hình.

Đăng ngày: 01/11/2020
Lý do Mỹ đưa máy bay lao thẳng vào cơn bão

Lý do Mỹ đưa máy bay lao thẳng vào cơn bão

Tại Mỹ, máy bay săn bão được xem là công cụ quan trọng để thu thập dữ liệu. Khi bão lớn dần trong phạm vi bờ biển, máy bay sẽ lao vào cơn bão rồi thả một dụng cụ gọi là dropsonde.

Đăng ngày: 01/11/2020
5 điều thú vị về Frankenstein, gã quái vật biểu tượng của dịp lễ Halloween

5 điều thú vị về Frankenstein, gã quái vật biểu tượng của dịp lễ Halloween

Frankenstein là một quái vật nổi tiếng ở Phương Tây từ xưa đến nay và thường được hoá trang ở các dịp lễ Halloween hằng năm.

Đăng ngày: 31/10/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News