7 phi hành gia thiệt mạng năm 2003 vì một miếng bọt cách nhiệt

Phần cánh tàu con thoi Columbia gặp lỗi khiến nó nổ tung năm 2003, NASA biết trước lỗi này nhưng không có phương án khắc phục kịp thời.

Theo Edward Tufte, nhà thống kê kiêm giáo sư danh dự về khoa học chính trị của Mỹ, nguyên nhân khiến tàu con thoi Columbia gặp nạn nằm gọn trong một file PowerPoint được đội ngũ kỹ sư Boeing trình bày trước các nhà quản lý Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).

Sau khi phóng thành công, theo quy định, các nhân viên NASA đã kiểm tra video từ máy quay gắn vào thùng nhiên liệu. Thời điểm 82 giây sau khi tàu cất cánh, một miếng bọt cách nhiệt rơi vào tấm ván làm bằng sợi carbon, gây thủng cánh tàu và hư hại hệ thống bảo vệ thân nhiệt khi nó đang ở vận tốc 28.968 km/h.

Tuy tàu vẫn an toàn trong không gian, nhưng không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra khi nó về lại Trái đất.

7 phi hành gia thiệt mạng năm 2003 vì một miếng bọt cách nhiệt
7 phi hành gia gặp nạn trên tàu con thoi Columbia năm 2003. (Ảnh: National Air and Space Museum).

Các quan chức NASA đã ngồi lại với nhóm kỹ sư Boeing cùng bản báo cáo dài 28 trang PowerPoint, trong đó có một trang nói về sự cố có thể “gây ra hư hại nghiêm trọng”.

Các kỹ sư đã cảm nhận sẽ có thiệt hại, NASA cũng nắm được thông tin nhưng “các dữ liệu (trong file PowerPoint) cho thấy thiệt hại không đủ lớn để ảnh hưởng đến tính mạng các phi hành gia”.

Cuối cùng, đội ngũ quản lý của NASA đã từ chối các giải pháp vì cho rằng ngay cả khi sự cố đã xảy ra, họ cũng không thể làm gì để khắc phục.

Theo giáo sư Tufte, NASA quyết định vẫn đưa tàu trở về khí quyển Trái đất như bình thường vào ngày 1/2/2003.

Hậu quả, còn tàu Columbia vỡ tan tại khu vực phía bắc Texas trong quá trình hạ cánh, sau chuyến nghiên cứu dài 16 ngày quanh quỹ đạo Trái đất.

Nguyên nhân đã quá rõ, một lỗ thủng trên cánh trái do miếng bọt biển rơi vào. Lúc hạ cánh, nhiệt độ đã tăng lên 4.400 độ C và đốt cháy các bộ phận trong cánh.

Vụ nổ khiến cựu Tổng thống Mỹ George Bush dừng chương trình tàu con thoi vào năm 2004, thay đổi lịch sử khám phá vũ trụ Mỹ. Trước thảm họa năm 2003, tàu con thoi này đã thực hiện 27 nhiệm vụ từ khi phóng lần đầu năm 1981.

7 phi hành gia thiệt mạng năm 2003 vì một miếng bọt cách nhiệt
Cách trình bày file PowerPoint được cho là không đủ truyền đạt sự nguy hiểm của sự cố đến các nhà quản lý sứ mệnh của NASA. (Ảnh: Edward Tufte).

Giáo sư Tufte cho rằng cách trình bày file PowerPoint không đủ truyền đạt sự nguy hiểm cho các quản lý của NASA. Trước hết là tiêu đề quá lớn, mang ý nghĩa trấn an cho thấy nó dường như là kết luận của bản báo cáo.

Ngoài ra, trang PowerPoint chứa quá nhiều văn bản, chấm đầu dòng, cỡ chữ khác nhau, từ ngữ mơ hồ và dùng thuật ngữ chuyên ngành. Tóm lại, đó chẳng khác gì dàn bài chưa hoàn chỉnh.

Trong trang PowerPoint trên, nhiều lớp chấm đầu dòng khiến thông điệp chính của Boeing không được các kỹ sư NASA để ý.

Theo Inc, đó cũng là vấn đề mà nhiều người gặp phải khi muốn truyền đạt thông tin bằng PowerPoint. Tự thêm chấm đầu dòng là một trong những tính năng mặc định của PowerPoint. Tuy nhiên đó không phải thứ mà chúng ta nên sử dụng bởi quá nhiều chấm đầu dòng sẽ khiến trang bị rối và khó đọc.

Không chỉ PowerPoint, các phần mềm thuyết trình có một vấn đề là sự kết hợp nửa vời, kém hiệu quả giữa văn bản và lời nói. Đó chính là nguyên nhân khiến một file PowerPoint góp phần dẫn đến cái chết của 7 phi hành gia trên tàu con thoi Columbia năm 2003.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện tầng khí quyển Trái đất vô hình chạm đến Mặt trăng

Phát hiện tầng khí quyển Trái đất vô hình chạm đến Mặt trăng

Trái đất không giới hạn ở quả cầu xanh bao bọc bởi bầu khí quyển dày 10.000 km. Phát hiện mới cho thấy hành tinh chúng ta còn sở hữu một tầng khí quyển vô hình và khổng lồ khác.

Đăng ngày: 13/08/2020
Phim ảnh khiến khán giả hiểu sai về vũ trụ như thế nào?

Phim ảnh khiến khán giả hiểu sai về vũ trụ như thế nào?

Để đảm bảo độ hấp dẫn cho phim, nhiều đạo diễn thỏa sức sáng tạo, dẫn đến những tình tiết về vũ trụ xa rời thực tế.

Đăng ngày: 13/08/2020
Vụ nổ đánh dấu sự diệt vong của vũ trụ

Vụ nổ đánh dấu sự diệt vong của vũ trụ

Nghiên cứu mới của Đại học Illinois dự đoán những vụ nổ cuối cùng diễn ra trong vũ trụ sẽ là vụ nổ siêu tân tinh của sao lùn đen.

Đăng ngày: 13/08/2020
Nga chuẩn bị quay lại Mặt trăng sau 45 năm

Nga chuẩn bị quay lại Mặt trăng sau 45 năm

Tàu vũ trụ Luna-25 dự kiến sẽ được phóng lên không gian vào tháng 10/2021. Nhiệm vụ này do Roscosmos cấp vốn và được triển khai theo chỉ đạo của Viện Hàn lâm Khoa học Nga.

Đăng ngày: 12/08/2020
Tàu Juno chụp ảnh cụm bão xoáy giống mặt bánh pizza trên sao Mộc

Tàu Juno chụp ảnh cụm bão xoáy giống mặt bánh pizza trên sao Mộc

Những cơn bão nhỏ cuộn tròn xung quanh cơn bão trung tâm ở cực bắc sao Mộc giống một chiếc pizza phủ đầy xúc xích.

Đăng ngày: 12/08/2020
Hành tinh lùn Ceres chứa đại dương bên dưới bề mặt

Hành tinh lùn Ceres chứa đại dương bên dưới bề mặt

Nghiên cứu mới tiết lộ hành tinh lùn lớn nhất trong vành đai tiểu hành tinh giữa sao Hỏa và sao Mộc là một thế giới đại dương.

Đăng ngày: 11/08/2020
Phát hiện cầu ánh sáng dài 8.000km trên Mặt trời

Phát hiện cầu ánh sáng dài 8.000km trên Mặt trời

Cầu ánh sáng chia tách khu vực tối và nguội của vết đen Mặt Trời, báo hiệu vết đen này sắp biến mất.

Đăng ngày: 11/08/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News