7 vắc xin quan trọng trẻ vị thành niên nên tiêm
Trẻ tuổi teen nên tiêm đủ hoặc tiêm nhắc lại vắc xin phòng viêm gan B, bạch hầu - ho gà - uốn ván, sởi - quai bị - rubella...
11-18 là lứa tuổi dễ nhạy cảm với nhiều loại bệnh truyền nhiễm. Đây cũng là lứa tuổi mà miễn dịch có được do chương trình tiêm chủng mở rộng trước đó bắt đầu giảm đi hoặc đã suy giảm đáng kể, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
Dưới đây là những vắc xin quan trọng trẻ nên tiêm theo Khuyến cáo sử dụng vắc xin cho mọi lứa tuổi ở Việt Nam:
Viêm gan B
Nên hoàn thiện lịch tiêm cơ bản vắc xin viêm gan B cho những trẻ chưa tiêm đủ hoặc tiêm một liều nhắc lại nếu đã tiêm đủ theo lịch cơ bản, theo chỉ định của bác sĩ để phòng nhiễm virus.
Nên hoàn thiện lịch tiêm cơ bản hoặc liều nhắc lại theo quy định.
Vắc xin sởi, quai bị, rubella
Nên hoàn thiện lịch tiêm cơ bản hoặc liều nhắc lại theo quy định. Liều nhắc lại có thể tăng cường miễn dịch cho phụ nữ khi bước vào tuổi sinh đẻ, truyền kháng thể cho con. Bệnh rubella nếu xảy ra trong thời kỳ mang thai, đặc biệt trong ba tháng đầu có thể gây sảy thai hoặc các dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván
Cha mẹ nên hoàn thiện lịch tiêm cơ bản hoặc liều nhắc lại theo quy định để phòng bệnh do miễn dịch có được từ giai đoạn trẻ nhỏ đã suy giảm. Ngoài ra liều tiêm nhắc lại có thể tăng cường miễn dịch cho phụ nữ khi bước vào tuổi sinh đẻ, truyền kháng thể cho trẻ khi mới sinh.
Thủy đậu
Trẻ cần tiêm đủ theo lịch cơ bản hoặc liều nhắc lại theo quy định để phòng bệnh. Ngoài ra còn có tác dụng tăng cường miễn dịch cho phụ nữ khi bước vào tuổi sinh đẻ, truyền kháng thể cho con.
Vắc xin HPV
Vắc xin này gồm 3 mũi cho nữ vị thành niên và người trẻ tuổi (10-25 hoặc 9-26 tuổi). Vắc xin giúp dự phòng nhiễm virus HPV gây ra ung thư cổ tử cung và những bệnh có liên quan đến HPV gồm viêm loét hậu môn sinh dục.
Vắc xin cúm mùa
Trẻ nên tiêm nhắc vắc xin cúm mùa hàng năm vào trước mùa dịch nhằm ngừa bệnh cúm do các virus cúm mùa tuýp A, B. Đây là bệnh rất phổ biến ở mọi lứa tuổi và có thể ảnh hưởng tới thai nhi nếu phụ nữ nhiễm cúm trong thời kỳ mang thai, đặc biệt 3 tháng đầu của thai kỳ.
Vắc xin viêm não mô cầu
Nên thực hiện lịch tiêm cơ bản hay một liều tiêm nhắc lại theo quy định ở tuổi 11-12 nếu có nguy cơ cao nhiễm vi khuẩn màng não mô cầu Meningococus. Đây là tác nhân có thể gây các bệnh viêm màng não, viêm phổi, tỷ lệ tử vong cao và thường để lại nhiều di chứng.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu
Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.
