8 lý do nên tăng cường ăn cam

Cam rất giàu chất xơ, giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Bên cạnh đó, loại trái cây này còn giúp ngăn ngừa viêm loét dạ dày và trào ngược axit.

>>> 12 lý do nên ăn hẹ

Theo Magforwomen, cam là loại trái cây tuyệt vời, không chỉ là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào mà còn chứa nhiều dưỡng chất có lợi khác. Ăn một quả cam mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe.

1. Hỗ trợ tiêu hóa

Cam rất giàu chất xơ, có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Loại trái cây này còn giúp ngăn ngừa viêm loét dạ dày và trào ngược axit. Do đó hãy thêm một quả cam vào chế độ ăn hàng ngày, đặc biệt nếu bạn đang có vấn đề về táo bón mãn tính. Bên cạnh đó, các thành phần trong trái cam còn giúp bạn ngăn ngừa vấn đề dạ dày.

2. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Cam là nguồn cung cấp lượng kali dồi dào, có tác dụng ngăn ngừa nhịp tim thất thường. Vì cam chứa nhiều chất xơ, nên uống nước cam ép giúp giảm cholesterol xấu trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa bệnh tim.


Ảnh: sequoiaorange.com

3. Ngừa ung thư

Cam giàu limonoids, một hợp chất giúp ngăn ngừa nhiều loại bệnh ung thư. Một nghiên cứu gần đầy chứng minh chỉ cần ăn một quả cam mỗi ngày có thể ngăn ngừa ung thư vú và ung thư dạ dày.

4. Tăng cường thị lực

Trong cam rất giàu thành phần carotenoid và vitamin A. Những chất này giúp tăng cường thị lực, đặc biệt tốt cho phụ nữ gặp những vấn đề về thoái hóa điểm vàng.

5. Tốt cho da

Bạn mong muốn có làn da đẹp? Nên ăn một quả cam mỗi ngày. Cam giàu vitamin C và beta carotene, sẽ giúp ngăn ngừa lão hóa da. Cam cũng giàu chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ da khỏi các gốc tự do. Một ly nước cam hàng ngày sẽ giúp da sáng tự nhiên.

6. Cân bằng huyết áp

Cam giàu magiê, giúp duy trì huyết áp của cơ thể. Loại trái cây này cũng giàu chất flovonois, giúp điều chỉnh huyết áp ở mức bình thường, tốt cho bệnh nhân bị huyết áp cao hoặc thấp.

7. Tốt cho việc giảm cân

Cam chứa một hợp chất gọi là pectin, giúp ngăn chặn sự thèm ăn. Nếu bạn đang thực hiện chế độ giảm cân, sau đó nên ăn cam, hoặc uống nước cam. Nó sẽ giúp ngăn chặn cơn đói trong một vài giờ, giúp bạn giảm cân một cách lành mạnh và khoa học.

8. Giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh

Cam chứa nhiều vitamin B, tốt cho phụ nữ có thai. Đặc biệt, vitamin B giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News