80 năm trước, Alexander Fleming đã cảnh báo nhân loại về ngày hôm nay đen tối

Năm 1928, Alexander Fleming, một nhà khoa học đến từ Scottland, đang loay hoay thí nghiệm với virus cúm. Khi lục lọi mớ đĩa thí nghiệm đầy các loại vi khuẩn khác nhau ông phát hiện ra một điều kỳ lạ.

Một loại nấm mốc bám vào một trong những chiếc đĩa thí nghiệm dường như đang tiêu diệt đám vi khuẩn mà nó chạm tới. Hoặc theo cách giải nghĩa hiện đại, loài nấm mốc ấy chứa những đặc tính kháng sinh.

Sau hàng năm trời truy tìm phương thuốc "kỳ diệu", Fleming tự nhiên tìm thấy nó trong hoàn cảnh tình cờ nhất có thể.

Penicillin, phương thuốc chữa bách bệnh thực sự đã thay đổi tiến trình phát triển của toàn nhân loại

Chỉ vài tuần sau, giáo sư đã phân loại được nấm mốc và phát hiện nó thuộc chủng Penicillium. Ông đặt tên cho thành phần có khả năng diệt khuẩn là "Penicillin". Và từ đó thuốc kháng sinh đầu tiên trên thế giới ra đời.


Alexander Fleming - người đã tìm ra thuốc kháng sinh Penicillin.

Ngay khi đó, Fleming đã tiên đoán được sự hữu dụng của thuốc kháng sinh. Nhưng đặc biệt hơn nữa, ngay khi đó, ông đã hiểu sự nguy hiểm nó có thể gây ra. Trong một bài phỏng vẫn sau khi nhận giải Nobel vào năm 1945 vì thành tựu khám phá ra penicillin, giáo sư Fleming phát biểu:

"Những kẻ lạm dụng thuốc penicillin không suy nghĩ sẽ phải chịu trách nhiệm về mặt đạo đức cho cái chết của người đau đớn vì nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn kháng penicillin".

12 năm sau phát hiện của Fleming, cá nhà khoa học đã tinh chế cô đọng và thử nghiệm penicillin trên người thành công. Thời điểm ra đời của kháng sinh cũng rất tiện cho việc điều trị nhiễm trùng cho các chiến binh trong Thế Chiến II khi đó.

Không dừng lại ở các vết thương nhiễm trùng, penicillin còn chữa khỏi cả viêm phổi, giang mai, bệnh lao, hoại tử và bạch hầu. Penicillin đã mở đầu cho thời đại phục hưng trong thế giới y học thế kỷ 20.

Nhân loại không ăn mừng được lâu, kháng sinh là con dao hai lưỡi

Penicillin trở thành lý do bao người yên giấc buổi tối. Nhưng nó cũng đem đến bước đầu của một giai đoạn lịch sử nguy hiểm cho nhân loại. Giai đoạn mà những vết nhiễm trùng nhẹ cũng không thể chữa trị dễ dàng với các phương thuốc chúng ta đang sở hữu ngày nay.

McKenna một trong những tiếng nói lớn nhất về vấn đề lạm dụng kháng sinh phát biểu tại diễn đàn tri thức TED: "Chúng ta đã tự gây nên hậu quả này cho bản thân. Cách mà chúng ta sử dụng thuốc kháng sinh từ trước đến giờ khi đem ra phân tích thật đáng ngạc nhiên".

Theo nghiên cứu của cô tại Hoa Kỳ, 50% đơn kháng sinh bán ra tại các bệnh viện đều là không cần thiết. Đến 45% những đơn thuốc kháng sinh kê bởi bác sỹ đều dành cho những căn bệnh mà thuốc kháng sinh không hề có tác dụng. Và ở đây mới chỉ tính đến những cơ sở thuộc diện bảo hiểm.


Đến 80% thuốc kháng sinh tại Mỹ bán ra là dành cho động vật nông trại.

Hầu hết các gia súc, gia cầm trên Trái Đất đều được bón kháng sinh để bổ sung cân nặng của chúng nhanh hơn và đồng thời bảo vệ chúng khỏi các bệnh gây ra bởi vi khuẩn. Theo McKenna, đến 80% thuốc kháng sinh tại Mỹ bán ra là dành cho động vật nông trại.

Con người đã nhận được lời cảnh báo và hiểu được hậu quả, đã đến lúc nghĩ về tương lai

Đã đến lúc chúng ta nhìn vào những con số và quyết định hướng đi tiếp theo. 80 năm trước, ông tổ của thuốc kháng sinh đã dự đoán cho chúng ta biết về tương lai mà kháng sinh sẽ đưa con người. Và hôm nay, mối nguy ta cần kề ngay gót chân chúng ta.

Thực tế sau lời cảnh báo, thậm chí khi ông còn sống, bất chấp lời khuyên, thuốc kháng sinh đã được bán tự do bên ngoài không khác gì một thanh kẹo hay một cốc bia. Thậm chí ngày nay một số loại kháng sinh vẫn còn được bán mà không cần đơn thuốc từ bác sỹ.

Đã đến lúc các nước cần phải họp bàn và đưa ra kế hoạch phòng chống tai họa của một tương lai khi kháng sinh không còn bảo vệ được chúng ta.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News