Ai Cập phát hiện 20 ngôi mộ cổ thuộc thời kỳ Hậu nguyên
Một phái đoàn khảo cổ của Ai Cập ngày 19/12 đã công bố phát hiện về 20 ngôi mộ cổ thuộc thời kỳ Hậu nguyên của Ai Cập cổ đại (từ năm 664 cho đến năm 332 trước Công nguyên) tại địa điểm khảo cổ Tel El-Deir ở tỉnh Damietta.
Một ngôi mộ cổ được phát hiện. (Nguồn: english.ahram.org.eg).
Tổng thư ký Hội đồng cổ vật tối cao Ai Cập Mostafa Waziri cho biết một số ngôi mộ cổ được làm bằng gạch bùn, trong khi một vài thi hài khác được chôn cất hết sức đơn giản.
Quan chức này khẳng định “đây là một khám phá khoa học và khảo cổ rất quan trọng vì nó sẽ viết lại lịch sử của Damietta". Ông cho biết thêm những ngôi mộ gạch bùn có thể có niên đại từ thời kỳ cai trị của các Pharaoh Saites thuộc Vương triều thứ 26 (từ năm 664 đến năm 525 trước Công nguyên).
Cũng theo các nhà khảo cổ Ai Cập, trong quá trình khai quật những ngôi mộ trên, họ đã phát hiện một bộ sưu tập các mảnh vàng bao phủ hài cốt người đã khuất với các hình dạng mô phỏng các vị thần Ai Cập cổ đại như Isis, Bastet và Horus (dưới dạng một con chim ưng có cánh). Ngoài ra họ cũng khai quật được nhiều tấm bùa hộ mệnh với hình dạng và kích cỡ khác nhau cùng với một chiếc gối tựa đầu.
Các nhà khảo cổ trên còn tìm thấy một số bình lọ đại diện cho 4 người con trai của thần Horus, cũng như một bộ sưu tập các bức tượng đại diện cho các vị thần Isis, Neftis và Djehuti.
Trước đó, cũng tại Tel El-Deir, phái đoàn khảo cổ Ai Cập đã phát hiện một số ngôi mộ thuộc các thời đại khác nhau. Những ngôi mộ này cho thấy các hình thức nghi lễ chôn cất rất khác biệt được thực hiện bởi những cư dân sinh sống trong khu vực trong suốt chiều dài lịch sử của Ai Cập.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"
Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.
