Ai Cập phát hiện kho rượu vang cổ 5.000 năm tuổi tại tỉnh Sohag

Ngày 1/10, đoàn khảo cổ gồm các chuyên gia Ai Cập, Đức và Áo đã công bố phát hiện một kho rượu vang cổ 5.000 năm tuổi, trong quá trình khai quật ngôi mộ của Meret-Neith - một người phụ nữ quyền lực ở Vương triều thứ nhất, tại địa điểm khảo cổ Um Al-Qaab ở thành phố Abydos, tỉnh Sohag.

Phóng tại Ai Cập dẫn lời Tổng thư ký Hội đồng Cổ vật Tối cao Mostafa Waziri cho biết nhóm nghiên cứu đã tìm thấy một số đồ tùy táng, bao gồm hàng trăm bình lớn chứa rượu vang 5.000 năm tuổi, trong đó một số bình còn nguyên nút và được bảo quản tốt.

Ai Cập phát hiện kho rượu vang cổ 5.000 năm tuổi tại tỉnh Sohag
Ai Cập phát hiện kho rượu vang cổ 5.000 năm tuổi tại tỉnh Sohag. (Ảnh: Ahram Online)

Ông Waziri tiết lộ rằng các chữ khắc cũng chỉ ra rằng Meret-Neith đã từng phụ trách các cơ quan chính quyền trung ương, chẳng hạn như kho bạc. Điều này cũng củng cố thêm giả thuyết cho rằng người phụ nữ này từng giữ một vị trí quan trọng trong chính quyền Ai Cập cổ đại.

Giám đốc Viện Khảo cổ học Đức, ông Dietrich Raue nói thêm rằng Meret-Neith là người phụ nữ duy nhất sở hữu lăng mộ hoành tráng tại nghĩa trang hoàng gia đầu tiên của Ai Cập ở thành phố Abydos và có lẽ bà là người phụ nữ quyền lực nhất trong thời đại của mình.

Ông Raue khẳng định thêm rằng các cuộc khai quật gần đây đã cung cấp thông tin mới về “người phụ nữ độc nhất vô nhị và thời đại của bà” và làm dấy lên suy đoán rằng Meret-Neith có thể là nữ hoàng đầu tiên của Ai Cập cổ đại, trước cả Nữ hoàng Hatshepsut của Vương triều thứ 18. Tuy nhiên, theo ông, danh tính thực sự của bà vẫn còn là một điều bí ẩn.

Trong khi đó, người đứng đầu đoàn khảo cổ Áo, E. Christiana Kohler, cho biết quần thể lăng mộ hoành tráng của Meret-Neith ở sa mạc Abydos, bao gồm lăng mộ chính của bà và mộ của 41 cận thần và người hầu, được xây bằng gạch bùn không nung, bùn và gỗ.

Ai Cập phát hiện kho rượu vang cổ 5.000 năm tuổi tại tỉnh Sohag
Nhiều bình rượu còn nguyên nút và được bảo quản tốt được tìm thấy. (Ảnh: Ahram Online).

Bà Kohler nói thêm rằng thông qua các phương pháp khai quật tỉ mỉ và công nghệ khảo cổ mới, nhóm nghiên cứu đã chứng minh rằng các ngôi mộ được xây dựng theo từng giai đoạn trong một khoảng thời gian tương đối dài.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Kim tự tháp lừng danh Sahure lộ bí ẩn mới sau bức tường đổ

Kim tự tháp lừng danh Sahure lộ bí ẩn mới sau bức tường đổ

Sau gần 2 thế kỷ được khám phá, kim tự tháp gần 4.500 tuổi Sahure vừa để lộ một hệ thống phòng ốc chưa từng được biết với lối đi bắt đầu từ phòng chôn cất chính.

Đăng ngày: 02/10/2023
Xây khách sạn, hãi hùng thấy mộ cổ ngay dưới nền

Xây khách sạn, hãi hùng thấy mộ cổ ngay dưới nền

Ngôi mộ cổ có thể thuộc về những người Maya đã sinh sống trong khu vực.

Đăng ngày: 02/10/2023
Tìm thấy kho báu trong ngôi đền cổ bị nhấn chìm dưới nước

Tìm thấy kho báu trong ngôi đền cổ bị nhấn chìm dưới nước

Phát hiện kho báu bên trong một ngôi đền và khu bảo tồn bị chìm dưới nước ở Ai Cập.

Đăng ngày: 01/10/2023
Thảm họa thiên nhiên 2,5 triệu năm trước đã thay đổi sự tiến hóa của nhân loại như thế nào?

Thảm họa thiên nhiên 2,5 triệu năm trước đã thay đổi sự tiến hóa của nhân loại như thế nào?

Trong lịch sử tiến hóa lâu dài của loài người, chúng ta từng là động vật thuần chay.

Đăng ngày: 30/09/2023
Dùng máy dò kim loại, người phụ nữ tìm thấy kho báu lớn nhất của người Viking

Dùng máy dò kim loại, người phụ nữ tìm thấy kho báu lớn nhất của người Viking

Đem máy dò kim loại ra cánh đồng, người phụ nữ may mắn tìm được kho báu của người Viking.

Đăng ngày: 30/09/2023
Các nhà khảo cổ học vừa phát hiện ra một ngôn ngữ đã thất lạc từ tàn tích của Đế chế Hittite

Các nhà khảo cổ học vừa phát hiện ra một ngôn ngữ đã thất lạc từ tàn tích của Đế chế Hittite

Ngôn ngữ này được phát hiện trên một tấm bảng tại địa điểm khảo cổ Boğazköy-Hattusha, từng là thủ đô của người Hittite cổ đại vào cuối thời đại đồ đồng.

Đăng ngày: 29/09/2023
Khai quật giếng cổ thời Tần, chuyên gia phát hiện

Khai quật giếng cổ thời Tần, chuyên gia phát hiện "văn tự có khả năng thay đổi lịch sử"

Đây được coi là khám phá khảo cổ học quan trọng nhất của nhà Tần sau khi Đội quân đất nung được khai quật vào năm 1973 tại Tây An.

Đăng ngày: 29/09/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News