Ai Cập phát hiện nhiều xác ướp có lưỡi vàng
Theo phóng viên tại Cairo ngày 24/11, một phái đoàn khảo cổ Ai Cập đã công bố phát hiện những xác ướp có lưỡi vàng, tại địa điểm khảo cổ Quweisna ở tỉnh Menoufiya, cách thủ đô Cairo khoảng 90km về phía Bắc.
Phát hiện này được thực hiện trong quá trình khai quật được tiến hành trong ba tháng qua tại nghĩa địa Quweisna ở tỉnh Menoufiya nằm ở trung tâm đồng bằng sông Nile.
Xác ướp được phát hiện tại địa điểm khảo cổ ở Quweisna, tỉnh Menoufiya, Ai Cập. (Ảnh: THX/TTXVN).
Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy một bộ sưu tập gồm các bình đất sét, nhiều tấm vàng có hình con bọ hung và hoa sen, một số bùa hộ mệnh bằng đá dùng cho người đã khuất và bình chứa bằng đá dùng trong tang lễ từ cuối thời kỳ Ai Cập cổ đại, thời kỳ Ptolemaic và thời La Mã.
Tổng thư ký Hội đồng Cổ vật tối cao Ai Cập Mustafa Waziri cho biết: “các xác ướp có lưỡi vàng đang ở trong tình trạng bảo quản tồi tệ”. Các bộ xương và phần còn lại của các xác ướp được phủ bằng những tấm vàng đựng trong các quan tài hình người bằng gỗ và các dấu vết bằng đồng từng được sử dụng để chế tạo quan tài cũng được tìm thấy.
Người đứng đầu Vụ Cổ vật - Cổ đại Ai Cập Ayman Ashmawi khẳng định rằng khu vực khảo cổ mới được phát hiện tại nghĩa địa Quweisna mang phong cách kiến trúc rất khác biệt. Ông Ashmawi giải thích rằng các lăng mộ được phát hiện làm bằng gạch bùn gồm một sảnh chính với ba phòng chôn cất đều hình vòm và một hầm chôn cất với hai phòng bên cạnh.
Một số tấm vàng được khai quật tại nghĩa địa Quweisna ở tỉnh Menoufiya, Ai Cập. (Ảnh: THX/TTXVN).
Khu nghĩa địa Quweisna, một trong những địa điểm khảo cổ quan trọng nhất ở đồng bằng sông Nile, chứa nhiều ngôi mộ và phòng chôn cất từ nhiều thời đại khảo cổ. Bộ sưu tập này tiết lộ những thay đổi trong phong cách kiến trúc của lăng mộ và phương pháp chôn cất được sử dụng trong các thời đại khác nhau.
Trong các mùa khảo cổ vừa qua, phái đoàn khảo cổ Ai Cập đã thành công trong việc phát hiện ra một bộ sưu tập các ngôi mộ, tàn tích của các tòa nhà, xác ướp, áo quan và quan tài, bao gồm một quan tài hình người khổng lồ được chạm khắc bằng đá granit đen dành cho một trong những linh mục cao cấp của thành phố cổ Atribis thuộc vùng Hạ Ai Cập (ngày nay là thành phố Banha ở tỉnh Qalioubiya phía Bắc Cairo).

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"
Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.
