Ấn Độ lên kế hoạch đưa người lên Mặt trăng
Trong lúc Ấn Độ ăn mừng tàu Chandrayaan-3 hạ cánh thành công hôm 23/8, Thủ tướng Narendra Modi xác nhận nước này dự định đưa người lên Mặt trăng trong tương lai gần.
Trạm đổ bộ Vikram của tàu Chandrayaan-3 đã vượt qua mọi khó khăn để đáp xuống gần cực nam Mặt trăng tối hôm 23/8, đưa Ấn Độ trở thành nước đầu tiên trên thế giới có thiết bị hạ cánh xuống khu vực này và là nước thứ 4 có thiết bị hạ cánh trên Mặt trăng, sau Liên Xô, Mỹ, Trung Quốc.
Nhân viên của Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) theo dõi Thủ tướng Narendra Modi phát biểu sau khi tàu Chandrayaan-3 đáp xuống Mặt trăng hôm 23/8. (Ảnh: Aijaz Rahi/AP)
"Sự kiện chắc chắn sẽ đưa Ấn Độ lên sàn diễn quốc tế với tư cách là một cường quốc vũ trụ mới nổi", Robert Braun, người đứng đầu Trung tâm Thám hiểm Không gian thuộc Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng Johns Hopkins (Mỹ), nhận định.
Dựa trên thành công của Chandrayaan-3, Ấn Độ sẽ tiếp tục tiến bước bằng cách phóng tàu chở người đầu tiên tới Mặt trăng, Thủ tướng Modi nói bằng tiếng Hindi trong buổi phát trực tiếp về cuộc đổ bộ hôm qua. "Ấn Độ đang ở trên Mặt trăng", Modi nói. Ông cũng cho biết thêm, nước này sẽ xem xét chuyến bay có phi hành đoàn trong tương lai.
Trước đó, Ấn Độ cũng thông báo về dự định triển khai một nhiệm vụ có phi hành đoàn lên quỹ đạo Trái đất thấp vào cuối năm 2024, theo Times of India. "Ấn Độ đang thể hiện và chứng minh rằng bầu trời không phải là giới hạn", Modi nói.
Ấn Độ dự định sẽ phóng trước hai tàu không chở người là Gaganyaan 1 và 2 lên không gian, chuyến bay đầu tiên dự kiến diễn ra cuối năm nay, theo Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO). Các vụ phóng này sẽ giúp kiểm tra năng lực của tên lửa quốc gia LVM3. Đây cũng là loại tên lửa đã phóng tàu Chandrayaan-3 ngày 14/7. Tiếp theo sẽ là phóng tàu chở người đầu tiên của Ấn Độ với mục tiêu đưa ba phi hành gia lên quỹ đạo Trái đất thấp để thực hiện sứ mệnh kéo dài ba ngày.
Rakesh Sharma chụp ảnh với bộ đồng phục phi hành gia Ấn Độ. (Ảnh: Pallava Bagla/Corbis).
Tính đến nay, công dân Ấn Độ đầu tiên và duy nhất từng bay vào không gian là phi hành gia Rakesh Sharma. Năm 1982, Sharma được chọn làm phi hành gia cho một nhiệm vụ hợp tác giữa Liên Xô và Ấn Độ. Ngày 3/4/1984, ông cùng hai phi hành gia Liên Xô, Yury Malyshev và Gennady Strekalov, bay trên tàu Soyuz T-11 để đến trạm vũ trụ Salyut 7 thực hiện các thí nghiệm. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, ba phi hành gia đáp xuống Kazakhstan vào ngày 11/4/1984.

Phát hiện thế giới khác đầy "tuyết" rơi ngay bên trong lòng Trái đất
Các tín hiệu kỳ lạ từ nơi sâu thẳm bên trong lòng Trái đất đã giúp các nhà khoa học xác định một thế giới không tưởng, sâu 3.000km bên dưới bề mặt, nơi tuyết giàu silicon đang rơi.

Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?
Tốc độ ánh sáng tương đương 299.792.458 m/s được xem là giới hạn tốc độ tối đa được tiết lộ bởi thuyết tương đối của Einstein.

Kính viễn vọng Hubble chụp được sao cực sáng đầy lạ lùng
Kính viễn vọng không gian Hubble vừa bắt được khoảnh khắc một ngôi sao “cô đơn” với ánh sáng chói lòa với những tia sáng bất thường.

Kính viễn vọng Hubble phát hiện "quái vật vô hình" nặng bằng 20 triệu Mặt trời
Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA đã vô tình chụp được hố đen 'chạy trốn' với khối lượng siêu lớn đang lao nhanh trong không gian, tạo ra vệt sao dài gấp đôi dải Ngân Hà.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Tháng 1 năm 2023: "Bạn của loài người tuyệt chủng" trở lại sau 50.000 năm
Trên bầu trời Trái Đất tháng 1-2023, lần đầu tiên sau 50.000 năm, một vật thể ma quái có thể được loài người nhìn thấy rõ bằng mắt thường.
