Ăn đồ thừa bị ung thư? Chuyên gia lý giải sự thật mà nhiều người vẫn luôn tin

Bài viết dưới đây là của Chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng Vương Tư Lộ.

Nói đến thức ăn dư thừa gây ung thư, đó đã là một đề tài “ăn sâu vào suy nghĩ của mọi người”, theo góc độ bàn luận, nguyên nhân thức ăn dư thừa dẫn đến ung thư là do nitrite, vậy nitrite có thực sự nguy hiểm lớn đến như vậy không?

Nitrite chính xác là chất gì? Có những tác hại gì?

Trong thực tế, bản thân nitrite là một loại chất tồn tại rộng rãi trong tự nhiên. Trong thực phẩm và trong nước cũng có nitrite.


Bản thân nitrite là một loại chất tồn tại rộng rãi trong tự nhiên. (Ảnh minh họa).

Nói về các nguyên tắc cơ bản, nitrite tồn tại trong thực phẩm không phải như mọi người cho rằng nó tự sản sinh ra, chất này chủ yếu là do chất tổng hợp nitrat do enzym tồn tại trong bản thân thực phẩm hoặc là do enzyme của vi khuẩn phản ứng sản sinh ra.

Tại sao nitrite gây ung thư?

Mọi người đều nói nitrite là chất gây ung thư, thực tế bản thân nó không có vấn đề gì, không gây tổn thương cho con người, càng không gây ung thư. Tuy nhiên điều đáng chú ý, nitrite khi đi vào cơ thể, kết hợp với hemoglobin để tạo thành nitrosamine. Chất này được gọi là chất "gây ung thư" đối với cơ thể con người.

Nitrite có thể gây ung thư, chứ không nhất định là nó sẽ gây ung thư


Nitrite khi đi vào cơ thể, kết hợp với hemoglobin để tạo thành nitrosamine - chất gây ung thư. (Ảnh minh họa).

Bất kỳ phản ứng nào cũng đều phải nói đến liều lượng, nếu thực phẩm có chất dẫn đến tổn thương hay là ung thư, đều phải có một giới hạn “lượng”. Nếu đạt đến “lượng” này, mới dẫn đến nguy hiểm, còn nếu không đạt được thì sẽ không gây nguy hiểm, bao gồm cả ung thư.

Ví dụ, nếu không có bất cứ thay đổi nào, thức ăn mới làm sau khi cho vào tủ lạnh cất trữ, trải qua một ngày trị số nitrite sẽ tăng từ 3mg/kg lên 7mg/kg. Thực tế, phạm vi này ảnh hưởng không nhiều tới sức khỏe.

Vậy thức ăn thừa, làm thế nào để khi ăn được an toàn?

Thức ăn thừa cần phải lưu trữ hợp lý


Khi lưu trữ cần lựa chọn loại hộp tốt, đậy kín là yêu cầu căn bản nhất.

Đối với thức ăn thừa, hạn chế dùng đũa hoặc các dụng cụ chế biến để lật đảo nhiều lần, khi lưu trữ cần lựa chọn loại hộp tốt, đậy kín là yêu cầu căn bản nhất, ngoài ra, lữu trữ thức ăn cần phải lựa chọn vị trí ở tủ lạnh thích hợp, nhiệt độ tương đối thấp, thì việc lưu trữ càng an toàn hơn.

Không nên lưu trữ món rau thừa qua đêm

Rau trải qua thời gian lưu trữ sẽ sản sinh một lượng lớn chất nitrit, còn đối với các loại thịt căn bản là không sản sinh nitrit, kiến nghị không nên để rau qua đêm, nấu xong nên ăn luôn, như vậy cơ thể mới hấp thu được nhiều dinh dưỡng từ rau.

Khi ăn lại thức ăn dư thừa cần phải được làm nóng

Đối với thức ăn thừa, cần phải hâm nóng hoàn toàn khi ăn lại. Điều này có thể làm giảm lượng nitrit, đồng thời cũng tốt cho đường tiêu hóa.

Trong cuộc sống cần làm gì để giảm lượng nitrite?


Để đảm bảo sức khỏe, khuyên mọi người nên ăn uống một cách khoa học.

  • Trước hết, thực phẩm thịt chế biến có chứa nhiều chất nitrite hơn, bởi vì việc cho thêm nitrite có thể giúp bảo vệ màu sắc, chống phân hủy và giữ hương vị, các thực phẩm đó là xúc xích, giăm bông, thịt xông khói,… ăn ít các thực phẩm này chính là phương pháp giảm nitrite.
  • Thứ hai, đối với cái gọi là "thức ăn thừa", cần phải cho vào tủ lạnh bảo quản kịp thời, giảm thiểu sự sản sinh nitrie
  • Cuối cùng, với món dưa muối, không nên ăn dưa muối xổi để hạn chế quá trình hình thành nitrosamine trong cơ thể. Nitrosamine là hợp chất có khả năng gây ung thư hàng đầu.

Để đảm bảo sức khỏe, khuyên mọi người nên ăn uống một cách khoa học. Ăn nhiều các loại rau củ quả, thực phẩm tươi, ăn ít thức ăn dư thừa. Khi ăn thức ăn dư thừa thì cần phải xử lý một cách khoa học.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Đăng ngày: 19/04/2025
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Đăng ngày: 16/04/2025
Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, nhồi máu cơ tim, đột quỵ là bệnh dễ xảy ra trong thời tiết nắng nóng kéo dài hiện nay.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News