Ăn quá nhiều muối gây hại như thế nào đến cơ thể bạn?
Rất nhiều người thậm chí không biết mình đang ăn một chế độ dinh dưỡng giàu Natri.
Muối không đơn thuần là gia vị làm nên những món ăn ngon hàng ngày, đó còn là nguồn cung cấp sống còn đối với cơ thể chúng ta. 40% thành phần của muối là Natri, chất điện giải chính giúp điều hòa và lưu thông máu, truyền thông tin giữa các dây thần kinh và sợi cơ. Clo cùng nhiều thành phần khác của muối hỗ trợ tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Một chế độ ăn bổ sung đủ muối là tối cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh.
Một chế độ ăn bổ sung đủ muối là tối cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh.
Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều muối cũng sẽ gây hại cho bạn. Tích tụ chất điện giải khiến cơ thể cần nhiều nước hơn, hậu quả là thận và hệ thống tuần hoàn đều bị ảnh hưởng. Và nếu bạn là một người có huyết áp cao, các bác sĩ đều khuyên rằng tốt nhất hãy kiểm soát lại lượng muối trong chế độ ăn của mình.
Rất nhiều người thậm chí không biết mình đang ăn một chế độ dinh dưỡng giàu Natri. Đa số các món ăn đến từ nhà hàng và thực phẩm đóng gói đều được thêm nhiều muối để tạo hương vị. Từ bây giờ, bạn nên để ý nhiều hơn đến điều đó bởi những tác hại của việc thừa muối trong cơ thể là tương đối mạnh mẽ:
Ăn quá nhiều muối có thể gây tắc nghẽn mạch máu và dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Ăn quá nhiều muối có thể gây tăng huyết áp và căng động mạch.
Ngoài ra, ăn thừa muối làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, tăng nguy cơ ung thư dạ dày do phá hủy lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày và tăng sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori. Người ăn quá mặn sẽ có nguy cơ mắc các chứng bệnh về dạ dày cao hơn người ăn uống bình thường. Còn với những ai đã từng bị loét dạ dày, hàm lượng muối cao sẽ làm tăng độc tính của vi khuẩn H.pylori càng gây loét dạ dày và tá tràng. Nguy cơ này càng cao nếu bạn có thói quen ăn mặn kết hợp với chua cay. Với người bị các chứng viêm, loét dạ dày, trong thực đơn hàng ngày nên dùng ít muối.
Ăn thừa muối là cơ thể cũng tìm cách tăng đào thải natri qua nước tiểu, dẫn tới mất kali, canxi và nhiều khoáng chất khác, từ đó có thể gây loãng xương, sỏi thận và các rối loạn khác do mất các khoáng chất. Thừa muối sẽ làm cho quá trình đào thải canxi tăng lên, khiến xương yếu đi và cũng gây ra bệnh loãng xương, nhất là đối với phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh.
Ăn thừa muối làm tăng nguy cơ béo phì do tăng cảm giác khát và tăng tiêu thụ các đồ uống nhất là các loại nước ngọt.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?
Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn
Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.

Hiểm họa chết người từ methanol trong rượu lậu
Chất độc methanol phổ biến trong rượu lậu chỉ khác ethanol ở số lượng nguyên tử carbon và hydro nhưng có thể gây chết người với liều lượng nhỏ.
