Ăn uống hợp lý để không mắc bệnh tim

Cuộc sống ngày càng bận rộn khiến chúng ta không còn thời gian chăm sóc cho sức khỏe của bản thân mình cũng như những người thân trong gia đình. Và thức ăn nhanh đang dần trở thành món ăn khoái khẩu và là lựa chọn của rất nhiều người.

>> Để giảm cholesterol trong máu
>> Thêm 13 biến thể gen làm tăng nguy cơ bệnh tim
>> Lười ăn sáng dễ mắc bệnh tim

Tuy nhiên, những thực phẩm nhiều chất béo đó lại là nguyên nhân của rất nhiều căn bệnh tiềm ẩn, gây tổn hại sức khỏe của chúng ta, trong đó có bệnh tim.

Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học và các nhà dinh dưỡng học đã đưa ra một danh sách những thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe tim mạch. Mời các bạn cùng tham khảo:

Yến mạch

Yến mạch thuộc nhóm ngũ cốc nguyên hạt. Trái ngược với ngũ cốc đã qua tinh chế, đây là loại ngũ cốc vẫn còn nguyên cám và chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm: vitamin B, vitamin E, chất xơ các chất chống oxy hóa khác.

Bột yến mạch có chứa một chất xơ hòa tan có tên gọi beta-glucan giúp làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, đặc biệt là cholesterol “xấu” (LDL) gây đau tim. Một số nghiên cứu đã chứng minh, những người ăn yến mạch thường xuyên có thể giảm được 18% tổng số cholesterol và 9% cholesterol xấu (LDL).

Ngoài ra, yến mạch còn là thực phẩm có chỉ số glycemic (GI) thấp, giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tiểu đường cũng là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh tim mạch vành.

Bột yến mạch là món ăn thích hợp nhất cho bạn vào bữa sáng.

Rượu vang đỏ

Ăn uống hợp lý để không mắc bệnh tim

Nhờ có các chất chống oxy hóa trong thành phần chế tạo, nhất là chất resveratrol, rượu vang đỏ được biết đến như là một thứ đồ uống tốt cho tim mạch. Những hợp chất này có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu, bảo vệ tim. Ngoài ra, resveratrol cùng với poliphenol được tìm thấy trong thành phần của rượu vang đỏ còn góp phần làm giảm quá trình đông máu bằng cách ức chế tiểu cầu.

Những nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra rằng, rượu vang có khả năng làm thư giãn các động mạch, do đó có tác dụng hạ huyết áp.

Rau bina

Rau bina cũng như một số loại rau lá xanh khác có chứa folate và vitamin B9. Theo các nhà khoa học, folate không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ dị tật cột sống ở trẻ sơ sinh, mà còn giúp bảo vệ tim mạch khỏe mạnh. Folate có thể làm giảm homocysteine trong máu, ngăn ngừa bệnh đột quỵ.

Nói chung, một chế độ ăn nhiều rau xanh và trái cây giúp giảm huyết áp một cách đáng kể, tốt cho bệnh nhân bị huyết áp cao.

Hạnh nhân

Hạnh nhân và một số loại hạt khác đều là những nguồn thực phẩm giàu chất béo không bão hòa đơn, giúp làm giảm tổng hàm lượng cholesterol trong máu, nhưng lại tăng hàm lượng cholesterl “tốt” (HDL).

Bên cạnh đó, hạnh nhân còn chứa hoạt chất phytosterol- chất này đóng vai trò ngăn cản đường ruột hấp thu tất cả các loại chất béo.

Tuy nhiên, cũng như các loại hạt khác, hạnh nhân có một nhược điểm là chứa nhiều calo, do đó, chúng ta nên chú ý đến khẩu phần ăn mỗi ngày, không nên ăn quá nhiều.

Cá hồi

Ăn uống hợp lý để không mắc bệnh tim

Cá nói chung và cá hồi nói riêng có thể được coi là “liều thuốc” bảo vệ tim tốt nhất, bởi vì có rất nhiều bằng chứng khoa học chứng minh điều này. Axit béo omega-3 có trong cá hồi có tác dụng giảm huyết áp, ngăn cản quá trình đông máu cũng như hình thành mảng bám trong thành động mạch, giúp bạn bảo vệ tim mạch.

Omega-3 cũng đóng góp một vai trò quan trọng trong việc điều tiết hoặt động điện của tim, giảm nguy cơ tử vong đột ngột do bệnh tim. Thay vì ăn các loại thịt đỏ, chúng ta có thể thay thế bằng thịt gia cầm và thịt cá để giảm 30% nguy cơ bệnh tim- nghiên cứu khoa học đã chứng minh.

Thay đổi hành vi

Chế độ ăn uống chỉ đóng góp một phần trong công tác chăm sóc sức khỏe tim mạch. Bên cạnh việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, chúng ta còn cần phải thay đổi hành vi, suy nghĩ và lối sống của mỗi người. Để giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, chúng ta nên tập thể dục thường xuyên, không hút thuốc lá, luôn phát huy lối sống lành mạnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News