Ảnh chụp trạm ISS bay ngang qua Mặt trời
Nhiếp ảnh gia nghiệp dư tìm hiểu thông tin đường bay của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) rồi dùng máy ảnh thường để ghi lại khoảnh khắc độc đáo.
Trạm ISS bay ngang qua Mặt trời. (Ảnh: Dawid Glawdzin).
Dawid Glawdzin, 38 tuổi, chụp trạm ISS từ vườn nhà tại Southend, hạt Essex, Anh, mà không cần kính viễn vọng, Metro hôm 15/6 đưa tin. Anh cho biết, mình nắm được đường bay của ISS nhờ thông tin trên website của NASA. "Tôi sử dụng kính lọc Mặt trời ND10000 vì sẽ khá nguy hiểm cho cảm biến máy ảnh nếu thiếu dụng cụ này. May mắn là mây cũng dạt đi trong vài phút", anh chia sẻ.
Glawdzin cho ra đời các tác phẩm của mình sau vô số giờ học hỏi. "Tôi thích chụp ảnh và quay phim, nhưng niềm đam mê này bắt đầu với việc sử dụng drone. Tôi làm drone đâm xuống hai lần trong chuyến bay đầu tiên và mất một máy ảnh trong chuyến thứ hai. Tôi quyết tâm học và thành thạo các thiết lập của máy ảnh, chuyển từ hoàn toàn tự động sang hoàn toàn điều chỉnh bằng tay", anh nói.
Trạm ISS phóng lên không gian từ năm 1998, hoạt động ở độ cao khoảng 400km. ISS bay với vận tốc 28.000km mỗi giờ, hoàn thành một vòng quanh Trái Đất mỗi 90 phút. Trong một ngày, trạm vượt qua quãng đường tương đương bay từ Trái Đất đến Mặt Trăng rồi trở về.
ISS là vật thể sáng thứ ba trên bầu trời, sau Mặt trời và Mặt Trăng. Vì vậy, vào ban đêm, người yêu thiên văn có thể nhìn thấy trạm bằng mắt thường mà không cần kính viễn vọng. ISS thường được vận hành bởi 3-6 phi hành gia, tùy từng thời điểm. Hiện tại, nhóm 5 phi hành gia từ Mỹ và Nga đang làm việc trên trạm.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu
Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

10 câu đố vui về vũ trụ
Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.
