Ảnh độc từ NASA: 2 lần "nhật thực" trong vòng 6 giờ!

Khoảnh khắc hiếm hoi ấy thực sự là cảnh mặt trăng "ăn" mặt trời nhưng không hẳn là nhật thực đúng nghĩa bởi nó được quan sát trên tàu vũ trụ, không phải trái đất.

Bức ảnh động kỳ thú mà NASA vừa chia sẻ được tạo thành từ nhiều hình ảnh chụp mặt trời liên tục của Solar Dynamics Observatory (SDO), một đài quan sát thiên văn đặt trên tàu vũ trụ tự hành.

Ở trái đất, tất nhiên chúng ta không thể thấy 2 lần nhật thực liên tiếp bởi tốc độ quay của mặt trăng quanh trái đất không cho phép nó kịp chen giữa trái đất và mặt trời lần thứ hai trong ngày.


Hình ảnh động kỳ thú là một thước phim chiếu nhanh cho thấy hai lần "nhật thực" quan sát từ SDO - (ảnh: SDO- NASA).

Tuy nhiên, tàu vũ trụ SDO cũng là một vật thể quay quanh Trái đất nên với một chút may mắn, nó đã bắt được khoảnh khắc 2 lần mặt trăng chen giữa nó và trái đất. Nói đúng hơn, đó là 2 lần SDO vô tình bước vào đường thẳng đi qua mặt trời và mặt trăng, bởi nó quay nhanh hơn mặt trăng rất nhiều.

Mặt trăng có tốc độ quay quanh trái đất là 3.683km/giờ, trong khi SDO có quỹ đạo hẹp hơn và tốc độ lên đến hơn 11.000km/giờ.

NASA cho biết hình ảnh này được chụp từ ngày 9/9 và được nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi công bố. Lần "nhật thực" đầu tiên là một "nhật thực toàn phần" xảy ra từ 4 giờ 30 đến 5 giờ 30 giờ địa phương, lần thứ 2 mặt trăng chỉ che 34% mặt trời và và bắt đầu lúc 9 giờ, kéo dài 49 phút.

Một lưu ý là SDO đã nắm bắt hình ảnh này trong điều kiện cực tím nên dù bạn có hiện diện trên tàu vũ trụ này, bạn cũng không thể quan sát hình ảnh.


Ảnh: SDO - NASA

SDO được phóng vào năm 2010 với nhiệm vụ nghiên cứu mặt trời và đã thu thập cho NASA vô sống dữ liệu quý giá.

Tuy nhiên, SDO sắp bị thay thế bởi Parker Solar Probe – một chiến binh ưu việt hơn được phóng vào vũ trụ 1 tháng trước. Parker Solar Probe mang theo một nhiệm vụ có thể vĩnh cửu vì nó đủ sức chịu được sức nóng của mặt trời và có thể tồn tại nhiều tỉ năm, thậm chí đến khi cả hệ mặt trời đã tan rã. Trước mắt, nó sẽ phải hoàn thành nhiệm vụ tức thời là 24 vòng quay quanh mặt trời trong 7 năm. Cập nhật mới nhất được NASA đăng tải 1 tuần trước cho biết nó vẫn đang trên đường đến gần mặt trời và đã cách trái đất 16,27 triệu dặm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vũ trụ có mùi gì?

Vũ trụ có mùi gì?

Từ lâu, các nhà du hành vũ trụ sau những chuyến đi của mình thường nhắc đến một thứ mùi thơm đặc biệt xuất hiện bên ngoài không gian bao la.

Đăng ngày: 03/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News