Ảnh hiếm về Trái Đất và Mặt Trăng chụp từ Sao Hỏa
Tàu vũ trụ của NASA cung cấp góc nhìn tuyệt đẹp về Trái Đất và Mặt Trăng từ khoảng cách 205 triệu km trên Sao Hỏa.
Tàu Khảo sát Quỹ đạo Sao Hỏa (MRO) của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) sử dụng máy ảnh độ phân giải cao cho các thí nghiệm khoa học (HiRISE) để chụp hình ảnh từ xa về Trái Đất và Mặt Trăng hôm 20/11/2016, theo Space. Ở thời điểm chụp, Sao Hỏa và Trái Đất cách nhau khoảng 205 triệu km, NASA cho biết.
Hình ảnh Trái Đất và Mặt Trăng ghép lại từ hai hình ảnh đơn được chụp vào 20/11/2016 bởi máy ảnh HiRISE trên Tàu Khảo sát Quỹ đạo Sao Hỏa của NASA. (Ảnh: NASA/JPL-Caltech/Đại học Arizona).
Hình ảnh mới được chồng ghép từ hai bức ảnh phơi sáng đơn chụp bởi HiRISE nhằm mục đích hiệu chỉnh ống kính, đảm bảo thiết bị có thể ghi lại những chi tiết nhỏ có đường kính chỉ khoảng một mét trên bề mặt Sao Hỏa từ quỹ đạo.
"Hình ảnh cho thấy vị trí và kích thước chính xác của Trái Đất và Mặt Trăng so với nhau. Khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng lớn gấp khoảng 30 lần đường kính Trái Đất. Nhưng khoảng cách của Mặt Trăng đến Trái Đất trong hình này thì gần hơn thực tế bởi quan sát này được lên kế hoạch từ trước để Mặt Trăng nằm gần thẳng phía sau Trái Đất khi nhìn từ Sao Hỏa", NASA chia sẻ.
Hình ảnh mới đủ chi tiết để cho thấy rõ kích thước của các châu lục trên Trái Đất, phần màu nâu ở giữa Trái Đất trong hình là Australia.
Sứ mệnh MRO trị giá 720 triệu USD được phóng lên vũ trụ vào tháng 8/2005 và bay vào quỹ đạo của Sao Hỏa từ tháng 3/2006. Trong hơn một thập kỷ qua, tàu thăm dò đã nghiên cứu về địa chất Sao Hỏa, liên kết thông tin với những thiết bị thăm dò trên bề mặt Sao Hỏa như robot Curiosity, giúp các nhà nghiên cứu đánh giá địa điểm hạ cánh tiềm năng cho những sứ mệnh khác trong tương lai. MRO bay theo quỹ đạo gần tròn cách bề mặt Sao Hỏa khoảng 250 - 316km.

Sẽ ra sao nếu thiên thạch rơi xuống đại dương?
Nhắc đến thiên thạch rơi, hẳn chúng ta nghĩ ngay đến thảm họa khiến loài khủng long tuyệt chủng. Tuy nhiên, đó chỉ là trường hợp ngoại lệ, vì khối thiên thạch khi đó, nếu giả thuyết này đúng, phải có đường kính lên đến cả trăm kilomet.

Trái đất đang mất dần vật chất tối
Sau nhiều thời gian nghiên cứu, lần đầu tiên các nhà khoa học đã đo được chính xác số lượng vật chất tối đang mất dần đi trên Trái đất.

Phát hiện hành tinh lùn Ceres chứa đầy nước
Tàu thăm dò Dawn tiết lộ rằng tiểu hành tinh này có khoảng 30% nước ở các cực, giải thích cho những ngọn núi lửa băng và những điểm sáng kì lạ các nhà khoa học đã tìm thấy.

Tiết lộ sự thật về người ngoài hành tinh có từ 100 năm trước
Cỗ máy thời gian có thể không có thật, nhưng vì có một chuyên mục đặc biệt trong hồ sơ lưu trữ của tờ New York Times, chúng ta có thể tham khảo những tờ báo có thật đã được xuất bản cách đây nhiều thập kỷ.

Cách quan sát mưa sao băng lớn nhất năm tại Việt Nam
Người xem không cần dùng bất kỳ thiết bị thiên văn nào vẫn có thể thấy rõ sao băng lớn nhất năm Geminids với 120 vệt một giờ lúc đạt cực điểm.

Phát hiện hàng trăm UFO rời mặt trăng?
Một người dùng YouTube tuyên bố đã quan sát được cảnh hàng trăm đĩa bay cất cánh khỏi bề mặt mặt trăng, tuy nhiên không rõ về độ xác thực.
