Ánh sáng đỏ có thể giúp hạn chế quá trình giảm thị lực

Theo một nghiên cứu mới đăng tháng 6, nhìn vài phút vào ánh sáng đỏ có thể giúp trì hoãn tình trạng giảm thị lực khi con người bắt đầu lão hóa.

Kênh CNN cho biết nếu Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chấp nhận kết quả nghiên cứu này, sẽ mở ra một thời kỳ mới trong đó hàng triệu người có thể tiếp cận phương pháp điều trị thị lực dễ dàng tại nhà.

Ánh sáng đỏ có thể giúp hạn chế quá trình giảm thị lực
Các nhà khoa học đã sử dụng loại ánh sáng đỏ nhỏ trong nghiên cứu. (Ảnh: CNN).

Phương pháp này có thể tạo lớp bảo vệ, chống lại tình trạng lão hóa khiến mắt nhạy cảm với ánh sáng mà mất dần khả năng phân biệt màu sắc. Kết quả nghiên cứu đã được đăng trên Tạp chí Lão khoa.

Giáo sư Glen Jeffery tại Đại học London, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho biết: “Bạn không cần phải sử dụng ánh sáng đỏ quá lâu để có được kết quả tốt nhất”. Theo giáo sư Glen Jeffery, ánh sáng đỏ giúp kích thích ty thể vốn hoạt động như pin trong tế bào con người.

Các nhà nghiên cứu đã thực hiện thử nghiệm với 12 nam giới và 12 phụ nữ trong độ tuổi từ 28-72. Mỗi người tham gia được trao chiếc đèn cầm tay nhỏ phát ánh sáng đỏ với bước sóng 670 nanometer.

Họ dành 3 phút mỗi ngày nhìn vào ánh sáng đỏ này, điều này lặp lại trong 2 tuần. Kết quả thu được là 14% cải thiện khả năng nhìn màu sắc trong trên 20 người tham gia. Những người dưới 40 tuổi cũng có cải thiện tương tự về thị lực.

Ông Jeffery nói: “Võng mạc lão hóa nhanh hơn những bộ phận cơ thể còn lại”. Theo Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ, người trên 40 tuổi thường có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, cườm nước, võng mạc tiểu đường…

Kích thích ty thể là một phương pháp làm chậm tiến trình lão hóa nói chung. Đó là lý do ông Jeffery cùng các đồng nghiệp muốn thử nghiệm ánh sáng đỏ đối với tình trạng lão hóa thị lực.

Tuy nhiên, nghiên cứu của giáo sư Glen Jeffery chỉ được tiến hành trên 24 người, không thể đại diện phần lớn dân số. Do vậy, nghiên cứu này cần trải qua thêm nhiều cuộc thử nghiệm với nhóm người tham gia đông hơn và thời gian nghiên cứu dài hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
[Có thể bạn chưa biết] Máu được tạo ra như thế nào?

[Có thể bạn chưa biết] Máu được tạo ra như thế nào?

Hàng nghìn tỷ tế bào máu đang di chuyển trong các mạch máu của bạn. Nhưng bất ngờ ở chỗ là những tế bào này lại có nguồn gốc từ xương của bạn.

Đăng ngày: 04/07/2020
Lần đầu tiên ghi lại cảnh não bộ thu dọn

Lần đầu tiên ghi lại cảnh não bộ thu dọn "rác thải" trong hệ thần kinh

Quá trình làm sạch hệ thần kinh của não bộ dựa trên kết quả thí nghiệm ở chuột được các nhà khoa học tại Đại học Yale, New Haven, Connecticut, Mỹ, ghi lại.

Đăng ngày: 04/07/2020
Bí quyết giúp Tống Mỹ Linh sống thọ tới 106 tuổi dù mắc ung thư từ năm 40 tuổi

Bí quyết giúp Tống Mỹ Linh sống thọ tới 106 tuổi dù mắc ung thư từ năm 40 tuổi

Đâu là bí quyết dưỡng sinh kỳ diệu của bà Tống Mỹ Linh - phu nhân Tưởng Giới Thạch?

Đăng ngày: 04/07/2020
Điều gì xảy ra nếu bạn ngừng đánh răng?

Điều gì xảy ra nếu bạn ngừng đánh răng?

Gần một nửa số người Mỹ không đánh răng đủ. Và khi thức ăn tích tụ trong những ngóc ngách ở kẽ răng, hàng loạt các loại vi khuẩn sẽ tìm đến và trú ngụ, kích thích các mạch máu và gây viêm nướu khiến sưng đau và chảy máu.

Đăng ngày: 03/07/2020
Trung Quốc ghép thành công tạng lợn trên khỉ

Trung Quốc ghép thành công tạng lợn trên khỉ

Một trong ba con khỉ Rhesus được cấy ghép tạng lợn đã sống sót khỏe mạnh, các nhà khoa học Trung Quốc hôm 29/6 cho biết.

Đăng ngày: 02/07/2020
Vì sao ăn nhiều rau vẫn bị táo bón?

Vì sao ăn nhiều rau vẫn bị táo bón?

Nhiều người cho rằng ăn nhiều rau sẽ chữa hết bệnh táo bón, nhưng sự thật không hoàn toàn như vậy.

Đăng ngày: 02/07/2020
Lông mọc ở nốt ruồi không gây ung thư và có thể cắt bỏ được: Sự thật có phải vậy không?

Lông mọc ở nốt ruồi không gây ung thư và có thể cắt bỏ được: Sự thật có phải vậy không?

Nhiều người tin rằng nốt ruồi mọc lông là điềm lành, mang lại nhiều may mắn và tài lộc về hậu vận. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng nốt ruồi đó sẽ gây ung thư. Đâu là sự thật?

Đăng ngày: 01/07/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News