Anh sử dụng vi khuẩn để tạo ra nguồn điện năng
Các nhà khoa học thuộc Đại học Leeds (Anh) cho biết, vi khuẩn có thể được dùng để tạo ra điện, bởi chúng có thể sử dụng ánh sáng hoặc khí hydro làm nhiên liệu để sản sinh dòng điện.
>>> Máy tính được làm từ vi khuẩn
Nguồn năng lượng này sẽ được ứng dụng trong thực tế và có triển vọng trở thành nguồn năng lượng sạch giá rẻ.
Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã tập trung nghiên cứu các enzyme của vi khuẩn, bởi những phân tử này có thể sử dụng ánh sáng hoặc khí hydro để sản sinh năng lượng.
Tiến sỹ Lars Jeuken, người đứng đầu nhóm nghiên cứu trên tiết lộ, công nghệ sản xuất tín hiệu điện thông qua phản ứng hóa học đã được sử dụng mang tính thương mại.
Tuy nhiên, phát triển tế bào nhiên liệu sinh học có hiệu quả để trở thành nguồn điện cung cấp đủ trong đời sống hàng ngày lại là việc rất khó. Bởi các hệ thống nghiên cứu trước đó chỉ có kiểm soát một cách rất hạn chế vai trò tương tác giữa chất vô cơ và phân tử sinh học.
Ông Jeuken cho biết, nghiên cứu mới sẽ kết hợp các khái niệm tiên tiến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như vật lý bề mặt, dung dịch keo và hóa học hữu cơ, màng sinh học và điện hóa.
Mục đích của họ là tạo ra điện cực có thể kiểm soát tổng thể phản ứng sinh hóa. Phản ứng này cần được tiến hành trong tế bào nhiên liệu sinh học, để tế bào có thể sản sinh ra điện năng.
Trong lĩnh vực nghiên cứu tế bào nhiên liệu vi sinh vật, hiện tồn tại một xu hướng là kết hợp giữa tổng hợp sinh học và kỹ thuật nano, để tạo ra thiết bị tiên tiến hơn.
Các nhà nghiên cứu cho biết họ đang tiến hành thử nghiệm theo cách này.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
