Áp thấp nhiệt đới vào Biển Đông, khả năng mạnh thành bão
Áp thấp nhiệt đới hiện cách đảo Song Tử Tây khoảng 160 km về phía tây, mạnh khoảng cấp 6-7, giật cấp 9 và có khả năng mạnh lên thành bão.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết chiều 2/6, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 160 km về phía tây. Lúc này, áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60 km/h), giật cấp 9.
Ngày và đêm nay, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây chếch bắc, vận tốc 10-15 km/h và có khả năng mạnh thêm. Chiều 3/6, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách bờ biển Nam Trung Bộ khoảng 170 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60 km/h), giật cấp 9.
Vị trí và hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới. (Ảnh: NCHMF.)
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới kết hợp với gió mùa tây nam hoạt động mạnh, khu vực giữa và nam Biển Đông (bao gồm cả quần đảo Trường Sa) có mưa dông mạnh. Gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9. Vùng biển từ Bình Thuận - Cà Mau, Cà Mau - Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông kèm lốc xoáy và gió giật mạnh.
Trong 2-3 ngày tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây hơi chếch bắc, và có khả năng mạnh lên thành bão. Nếu vậy, đây sẽ là cơn bão số 2 trong năm 2018.
Ngày 5-6/6, bão vẫn giữ hướng di chuyển, mỗi giờ đi được khoảng 15 km. Chiều 4/6, vị trí tâm bão cách bờ biển Trung Trung Bộ khoảng 220 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/h), giật cấp 10.
Sau đó, bão tiếp tục di chuyển theo hướng bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15-20 km.
Hình ảnh vệ tinh của áp thấp nhiệt đới. (Ảnh: NCHMF.)

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
