Argentina phát hiện hóa thạch khủng long ăn thịt niên đại 83 triệu năm

Hội đồng Nghiên cứu khoa học và kỹ thuật quốc gia Argentina (Conicet) ngày 24/6 thông báo các nhà khoa học nước này vừa phát hiện hóa thạch của một loài khủng long ăn thịt mới sống cách đây 83 triệu năm tại một địa điểm khảo cổ ở miền Nam.

Argentina phát hiện hóa thạch khủng long ăn thịt niên đại 83 triệu năm
Một loài khủng long ăn thịt sống cách đây khoảng 83 triệu năm được phát hiện ở Argentina. (Nguồn: Conicet)

Loài khủng long mới này được đặt tên là “Diuqin lechiguanae”. Theo Conicet, “Diuqin” bắt nguồn từ một thuật ngữ của người thổ dân Nam Mỹ Mapuche bản địa, có nghĩa là chim săn mồi.

Trong khi đó, từ “lechiguanae” được lấy theo tên của Lechiguana - một phù thủy trong bộ phim Nazareno Cruz và chó sói phát hành năm 1975. Tựu trung lại, tên của loài khủng long mới này mang ý nghĩa “loài chim săn mồi Lechiguana”.

Trên trang web chính thức, Conicet mô tả “Diuqin lechiguanae” thuộc họ khủng long hai chân theropod sống từ cuối kỷ Jura đến kỷ Phấn trắng.

Cụ thể hơn, loài mới được phân loại vào nhóm unenlagines - khủng long chân thú có quan hệ họ hàng gần gũi với tổ tiên của các loài chim.

Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện được hóa thạch của một loài unenlagines có niên đại 83 triệu năm.

Nhà cổ sinh vật học Federico Gianechini cho biết hóa thạch “Diuqin lechiguanae” cho thấy loài này có chiều cao khoảng 2m.

Sau khi quét 3D các mảnh xương hóa thạch, các nhà khoa học xác định con khủng long mất mạng bởi vết cắn từ một loài săn mồi khác và thậm chí bởi một thành viên khác cùng loài. Điều này cho thấy khả năng xảy ra việc “Diuqin lechiguanae” ăn thịt đồng loại.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Xác tàu đắm cổ nhất thế giới nguyên vẹn dưới biển sâu

Xác tàu đắm cổ nhất thế giới nguyên vẹn dưới biển sâu

Robot lặn của công ty Energean tìm thấy xác tàu từ thời Đồ Đồng được bảo quản hoàn hảo ở độ sâu 1.800 m dưới mặt biển Địa Trung Hải.

Đăng ngày: 25/06/2024
Chó sói đông cứng 44.000 năm còn nguyên hàm răng

Chó sói đông cứng 44.000 năm còn nguyên hàm răng

Một nhóm nhà khoa học Nga khám nghiệm xác chó sói cổ đại bị chôn vùi 44.000 năm trong lớp đất đóng băng vĩnh cửu ở Siberia.

Đăng ngày: 25/06/2024
Voi ma mút biến mất bởi một

Voi ma mút biến mất bởi một "kẻ tấn công" ngoài hành tinh?

Manh mối từ 50 địa điểm trên toàn thế giới cho thấy Trái Đất đã gặp phải vật thể vũ trụ nguy hiểm vào đúng thời điểm loài ma mút bắt đầu biến mất.

Đăng ngày: 25/06/2024
Brazil tìm thấy hóa thạch loài bò sát giống cá sấu cổ đại

Brazil tìm thấy hóa thạch loài bò sát giống cá sấu cổ đại

Brazil tìm thấy hóa thạch một loài bò sát nhỏ giống cá sấu sống kỷ Tam Điệp, vài triệu năm trước khi xuất hiện những con khủng long đầu tiên.

Đăng ngày: 24/06/2024
Lộ diện loài quái thú 6 sừng ở Mỹ, nặng tới 5 tấn

Lộ diện loài quái thú 6 sừng ở Mỹ, nặng tới 5 tấn

Các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện hóa thạch của một loài khủng long mới với chiếc sừng độc đáo như chiếc mũ sắt của vị thần Loki trong thần thoại Bắc Âu.

Đăng ngày: 24/06/2024
Phát hiện ngôi mộ 1.800 năm tuổi khi mở rộng công viên ở Trung Quốc

Phát hiện ngôi mộ 1.800 năm tuổi khi mở rộng công viên ở Trung Quốc

Hai ngôi mộ được cho của một gia đình họ Huan với nhiều cổ vật giá trị được tìm thấy trong quá trình mở rộng một công viên ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.

Đăng ngày: 23/06/2024
Phát hiện mộ cổ 200.000 năm không phải loài chúng ta tạo ra

Phát hiện mộ cổ 200.000 năm không phải loài chúng ta tạo ra

Cụm mộ cổ có niên đại xa hơn tới 100.000 năm so với thời điểm mà loài người Homo sapiens chúng ta được cho là biết chôn người chết.

Đăng ngày: 22/06/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News