Argentina phát hiện hóa thạch loài khủng long ăn thịt 90 triệu năm trước
Argentina vừa phát hiện hóa thạch của 1 loài mới thuộc họ khủng long ăn thịt Abelisaurid tại một địa điểm khảo cổ gần thành phố Plaza Huincul thuộc tỉnh Neuquén, miền Nam nước này.
Thông tin trên do Hội đồng Nghiên cứu khoa học và kỹ thuật quốc gia Argentina (Conicet) thông báo.
Phần còn lại hóa thạch của xương đùi của Elemgasem nubilus. (Nguồn: Newsflash).
Hóa thạch này được đặt tên là "Elemgasem nubilus". Elemgasem bắt nguồn từ tên gọi của một vị thần trong thần thoại của người thổ dân Nam Mỹ Tehuelche, trong khi nubilus trong tiếng Latinh có nghĩa là "những ngày nhiều mây mù".
Theo Conicet, sương mù rất hiếm gặp tại khu vực khảo cổ trên, song hiện tượng thời tiết này đã kéo dài đến vài ngày trong quá trình các nhà khoa học phát hiện ra hóa thạch của khủng long Elemgasem nubilus.
Ảnh phục dựng khủng long Elemgasem nubilus.
Qua phân tích mẫu hóa thạch, các nhà khoa học xác định đây là 1 loài khủng long 2 chân chuyên ăn thịt động vật ăn cỏ. Nó có chiều dài ước tính khoảng 4m, chiều cao gần 2m.
Elemgasem nubilus thuộc họ khủng long ăn thịt bao gồm một số chi đã được phát hiện trước đây như Patagonykus, Megaraptor, Neuquenraptor và Unenlagia.
Hóa thạch của tất cả các chi khủng long trên đều được phát hiện tại một khu vực khảo cổ nằm cách thủ đô Buenos Aires khoảng 1.250km về phía Tây Nam.
Họ khủng long này thống trị hệ động vật trong kỷ Phấn trắng muộn (từ 100 đến 66 triệu năm trước đây) ở siêu lục địa Gondwana (bao gồm châu Nam Cực, Nam Mỹ, châu Phi, Madagascar, Ấn Độ, bán đảo Arab, Australia - New Guinea và New Zealand ngày nay).
Trưởng nhóm khoa học trên, nhà cổ sinh vật học Mattia A. Baiano nhấn mạnh phát hiện mới nói trên có ý nghĩa quan trọng cho phép các nhà khoa học tìm hiểu thêm về các loài sinh vật đã sinh sống cách đây 90 triệu năm.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Loài người đang bị teo nhỏ vì nguyên nhân đáng sợ?
55 triệu năm trước, những con ngựa sơ khai đã trải qua giai đoạn cơ thể bị teo nhỏ bất thường. Loài người chúng ta có thể đang bước vào giai đoạn đó bởi một tác nhân khó tưởng tượng.
