Australia phát hiện, công nhận loài bướm mới sống trong những hốc cỏ sương giá

Loài bướm mới này được một nhà khoa học chụp ảnh lần đầu tiên vào năm 2017 nhưng cho đến nay vẫn chưa được xác định chính thức.

Lần đầu tiên sau gần 10 năm qua, giới khoa học Australia lại công nhận một loài bướm mới.

Australia phát hiện, công nhận loài bướm mới sống trong những hốc cỏ sương giá
Loài bướm mới ở Australia được xác định là có những đốm lớn rất đặc trưng trên cánh. (Ảnh: Michael Braby).

Loài bướm được đặt tên khoa học là "Cyprotides maculosus" này có những đốm lớn rất đặc trưng trên cánh. Chúng thường sống ở những khu vực có độ cao lớn ở trong và xung quanh vùng lãnh thổ thủ đô Australia (ACT).

Theo ông Michael Braby, một nhà sinh vật học thuộc Tổ chức Nghiên cứu công nghiệp và khoa học khối thịnh vượng chung (CSIRO), đồng thời là người đã đặt tên cho loài bướm, đây là khám phá rất có ý nghĩa.

Ông nêu rõ: "Lần gần đây nhất một loài bướm mới được phát hiện là vào năm 2015, tức là cách đây đã 8 năm, do đó việc phát hiện loài bướm mới ngay tại ACT, chỉ cách thủ đô Canberra 50km thực sự rất đáng chú ý".

Trên thực tế, những hình ảnh về loài bướm này đã được chụp lại vào năm 2017. Sau đó, một đồng nghiệp của ông Braby đã tìm kiếm và thu thập một mẫu vật sống tại Vườn quốc gia Kosciuszko vào năm 2019.

Vào năm 2020 và 2021, ông Braby đã tìm thấy môi trường sinh sản của chúng trong các hốc cỏ sương giá ở vùng đồng cỏ tự nhiên dưới núi cao - nơi chúng ăn và đẻ trứng trên cây hakea microcarpa, một loại cây bụi có hoa đặc hữu ở khu vực bờ biển phía Đông Australia.

Trong các thí nghiệm, nhà sinh vật học này phát hiện ra rằng, sâu bướm sẽ ăn thực vật liên quan đến loài hakea microcarpa, nhưng con cái sẽ chỉ đẻ trứng trên đúng loại cây này.

Ông Braby cho biết: “Chúng sống trong những hốc cỏ sương giá rất đặc biệt quanh khu vực Namadgi và trong Công viên quốc gia Kosciuszko gần đó, ở độ cao từ khoảng 1.100-1.500 mét. Đó không phải là nơi bạn thực sự muốn đến để tìm kiếm những con bướm".

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN

"Cây tiền" quý hiếm mọc cheo leo bên vách đá: Vệ sĩ canh giữ 24/24, dùng kính lúp soi lá "kiểm tra sức khỏe"

Dù chỉ là một thay đổi nhỏ của cây cũng sẽ được nhân viên canh giữ ghi vào nhật ký để các chuyên gia thuận tiện theo dõi.

Đăng ngày: 28/04/2023
Phát hiện 10.000 loại virus chưa biết trong tã bẩn em bé

Phát hiện 10.000 loại virus chưa biết trong tã bẩn em bé

Nghiên cứu tã giấy bẩn của trẻ sơ sinh, các nhà khoa học phát hiện rất nhiều loại virus chưa biết trước đây.

Đăng ngày: 26/04/2023
Cây đại thụ cổ xưa nhất thế giới sắp được công nhận

Cây đại thụ cổ xưa nhất thế giới sắp được công nhận

Cây đại thụ sống sót qua hàng nghìn năm trong khu rừng ở miền nam Chile được sắp được công nhận là cây lâu đời nhất thế giới.

Đăng ngày: 25/04/2023
Ngắm cây bonsai gần 400 tuổi vượt qua vụ đánh bom Hiroshima

Ngắm cây bonsai gần 400 tuổi vượt qua vụ đánh bom Hiroshima

Cây thông trắng Miyajima cổ thụ là chứng tích sống trong vụ quả bom hạt nhân đầu tiên trên thế giới rơi xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản.

Đăng ngày: 24/04/2023
Phát hiện khả năng

Phát hiện khả năng "ăn CO2" nhanh kinh ngạc của vi khuẩn núi lửa

Các nhà khoa học vừa phát hiện một loài vi sinh vật với khả năng hấp thụ mạnh carbon, qua đó mang tới ý tưởng mới để chống lại tình trạng Trái đất nóng lên.

Đăng ngày: 21/04/2023
Virus lạ vừa được lai tạo đang lan rộng khắp Trái đất

Virus lạ vừa được lai tạo đang lan rộng khắp Trái đất

Một dòng họ vi sinh vật chưa từng biết, khiến các nhà khoa học bối rối và đặt tên là " mirusvirus", tức "virus lạ", đang xâm chiếm khắp các đại dương Trái Đất và bắt đầu lây nhiễm cho các loài xung quanh.

Đăng ngày: 20/04/2023
Argentina triệt sản 10.000 muỗi đực mỗi tuần để chống sốt xuất huyết

Argentina triệt sản 10.000 muỗi đực mỗi tuần để chống sốt xuất huyết

Các chuyên gia tại Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Argentina (CNEA) dùng bức xạ nguyên tử để triệt sản muỗi bằng cách thay đổi ADN của chúng, đối phó với dịch sốt xuất huyết.

Đăng ngày: 19/04/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News