Australia xây dựng thành công đài thiên văn quang học lượng tử đầu tiên thế giới

Ngày 6/12, Australia chính thức thông báo việc hoàn thành xây dựng trạm thiên văn quang học lượng tử đầu tiên trên thế giới có tên Đài Thiên văn Mount Stromlo.

Công trình này hứa hẹn sẽ tạo ra bước đột phá trong ngành thiên văn Australia với khả năng quan sát và xử lý dữ liệu dự kiến gấp hàng nghìn lần kính thiên văn quang học truyền thống.

Theo Giáo sư Anna Moore, Giám đốc Viện nghiên cứu Vũ trụ, Đại học Quốc gia Australia (ANU), Đài thiên văn Mount Stromlo sử dụng kính thiên văn lượng tử với công nghệ quang học thích ứng và laser lượng tử, thay vì sóng vô tuyến truyền thống, để gửi và nhận dữ liệu từ không gian. Chính vì vậy, kính thiên văn lượng tử có thể thu thập và truyền tải dữ liệu tính theo đơn vị terabit/giây.


Giáo sư Anna Moore cho biết Đài thiên văn Stromlo có thể truyền và nhận nhiều thông tin hơn Kính thiên văn James Webb. (Ảnh: ABC).

Bên cạnh việc gia tăng khả năng quan sát tới các vùng không gian vũ trụ mà các kính thiên văn truyền thống, kể cả kính thiên văn James Webb, đài thiên văn này cũng có thể thực hiện các hoạt động truyền tải dữ liệu và liên lạc với tốc độ chưa từng có với các đối tác trên khắp thế giới cũng như với các trạm không gian vũ trụ, vệ tinh và không thể bị đột nhập (hack) được.

Theo thông tin từ Viện Nghiên cứu Vũ trụ ANU, đây là đài thiên văn đầu tiên trên thế giới xét về khả năng quan sát và truyền tải dữ liệu theo công nghệ lượng tử, thuộc thế hệ tiếp theo và đi trước thời đại. Hiện Viện này đang hợp tác với NASA, Mỹ để triển khai chương trình khám phá con người Artemis, và từ năm 2024, sẽ bắt đầu có thể truyền tải trực tiếp các hình ảnh phi hành gia hoạt động ngoài vũ trụ và trên mặt trăng một cách hoàn hảo, với độ phân giải và tốc độ cao.

Giáo sư Anna Moore cho biết, Kính thiên văn James Webb đang thay đổi quan điểm của loài người về vũ trụ hàng ngày, không phải hàng tháng hay hàng năm. Nhưng chỉ khoảng 0,1% thông tin mà nó có thể thu thập được truyền đến chúng ta, và đó là bởi vì nó sử dụng công nghệ cũ, công nghệ vô tuyến. Theo đó, nếu kính thiên văn này được lắp đặt thêm một máy phát tín hiệu lượng tử tương tự, Đài thiên văn quang học lượng tử Stromlo có thể truyền và nhận nhiều thông tin hơn hàng nghìn lần hiện nay.

Dự án trạm thiên văn quang học lượng tử Stromlo được thực hiện trong 5 năm và được tài trợ một phần thông qua chương trình Mặt trăng tới Sao Hỏa của Cơ quan Vũ trụ Australia. Australia cũng hi vọng có thể sử dụng Đài Stromlo như một trung tâm tiếp nhận, truyền tải và xử lý dữ liệu từ các vệ tinh địa tĩnh nhằm kịp thời thu thập, theo dõi mọi hoạt động trên mặt đất với độ phân giải siêu cao, theo thời gian thực một các hiệu quả nhất, đặc biệt là phát hiện và xử lý cháy rừng ở nước này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Trung Quốc xây đường hầm dẫn nước từ đập Tam Hiệp tới Bắc Kinh

Trung Quốc xây đường hầm dẫn nước từ đập Tam Hiệp tới Bắc Kinh

Trung Quốc đã khởi động dự án đào đường hầm mới để đưa nước từ đập Tam Hiệp đến Bắc Kinh trong khuôn khổ kế hoạch cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Đăng ngày: 12/02/2025
Bên trong

Bên trong "Ngôi nhà vô hình" gần 440 tỷ đồng giữa sa mạc: Có hồ bơi dài gần hết nhà, giá thuê hàng trăm triệu/đêm

"Thành tựu kiến trúc nằm giữa sa mạc này mang đến những tài sản vô hình độc đáo mà chỉ có thể được trải nghiệm tại chính nơi đây", các đại lý niêm yết bất động sản cho biết.

Đăng ngày: 09/02/2025
Trung Quốc xây dựng thành công lò phản ứng hạt nhân vũ trụ quy mô megawatt

Trung Quốc xây dựng thành công lò phản ứng hạt nhân vũ trụ quy mô megawatt

Theo thông tin từ Space News công bố, lò phản ứng hạt nhân công suất lớn này do Học viện Khoa học Trung Quốc thiết kế, nó có thể tạo ra 1 megawatt điện để cung cấp năng lượng cho động cơ đẩy tàu vũ trụ.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về kính viễn vọng không gian Hubble

Tìm hiểu về kính viễn vọng không gian Hubble

Kính viễn vọng không gian Hubble, mang tên nhà thiên văn học Mỹ Edwin Powell Hubble lần đầu tiên được phóng lên quỹ đạo Trái Đất từ tháng 4/1990.

Đăng ngày: 27/01/2025
Dùng tên lửa để... xây cầu, Trung Quốc khiến thế giới ngỡ ngàng với công trình

Dùng tên lửa để... xây cầu, Trung Quốc khiến thế giới ngỡ ngàng với công trình "đi trên mây" độc đáo

Cầu Siduhe công trình “khổng lồ” chứng minh sự phát triển vượt bậc của hệ thống cơ sở hạ tầng cầu đường của Trung Quốc.

Đăng ngày: 16/01/2025
10 công trình kiến trúc nổi tiếng Sài Gòn

10 công trình kiến trúc nổi tiếng Sài Gòn

Dinh Độc Lập, nhà thờ Đức Bà, bến Nhà Rồng không chỉ thu hút du khách bởi ý nghĩa lịch sử mà còn là kiến trúc đặc sắc, lâu đời.

Đăng ngày: 14/01/2025
15 công trình cổ đại bí ẩn trên thế giới thách thức giới khoa học

15 công trình cổ đại bí ẩn trên thế giới thách thức giới khoa học

Những người sống trên Trái Đất vào hàng ngàn năm trước đã tạo ra những công trình có quy mô đồ sộ và hết sức công phu.

Đăng ngày: 11/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News