Australia xin lắp đặt kính viễn vọng vô tuyến SKA
Australia và New Zealand đã nộp hồ sơ đề xuất xin lắp đặt kính viễn vọng vô tuyến Mạng cây số vuông (SKA) tại bang Tây Australia.
Đây là một bước tiến quan trọng đối với quá trình quyết định lựa chọn nơi đặt SKA trên thế giới.
SKA là kính viễn vọng vô tuyến thế hệ tương lai và được các cơ quan ở hơn 20 quốc gia hợp tác thiết kế. Loại kính này được dự đoán sẽ có khả năng phát hiện tốt hơn gấp 10.000 lần so với bất kỳ kính viễn vọng vô tuyến hiện đại nào đang sử dụng hiện nay.
Bằng cách thu giữ sóng vô tuyến có tuổi đời hàng tỷ năm, SKA sẽ giúp cho các nhà thiên văn học giải mã các bí ẩn lớn nhất của vũ trụ.
Trong chuyến thăm Việt Nam và tham gia các hoạt động tôn vinh khoa học và nghiên cứu với sinh viên Việt Nam, giáo sư Lyn Beazley, cố vấn khoa học bang Tây Australia, đã quảng bá khả năng và sự sẵn sàng của bang Tây Australia trong việc đăng cai lắp đặt SKA.
Ngày 7/11, giáo sư Beazley đã tham gia một buổi hội thảo tại trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh để nói về các lợi ích của nghiên cứu trên phạm vi quốc tế đối với kỹ thuật và tác động tích cực của các nghiên cứu này đến Việt Nam.
Tổng Lãnh sự Australia tại thành phố Hồ Chí Minh, ông Graeme Swift cho biết: “Tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu Australia đã hợp tác với nhiều cơ quan khác nhau trong nhiều lĩnh vực, như tiêu trừ bệnh sốt xuất huyết và tác động của biến đổi khí hậu lên kỹ thuật sản xuất nông nghiệp. Chuyến thăm của giáo sư Beazley đã khẳng định vị trí của Australia trong lĩnh vực này, và thể hiện sự sẳn sàng hợp tác với các đối tác trong khu vực, trong đó có Việt Nam”.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.
