Ba “buồng địa ngục” vừa hợp nhất bên dưới Thái Bình Dương

 Ba "buồng địa ngục" khổng lồ đã hợp nhất với nhau, đóng vai trò kích thích tố hoặc hậu quả của sự kiện kinh hoàng ở Nam Thái Bình Dương năm 2022.

Sự thay đổi của các cấu trúc đáng sợ bên dưới Thái Bình Dương vừa được xác nhận nguyên nhân gây ra vụ bùng nổ núi lửa Tonga năm 2022, thứ đã gây ra cơn bão sét dữ dội nhất từng được ghi nhận và sóng thần cao bằng tòa nhà 30 tầng.

Vụ phun trào đã được cảm nhận trên toàn thế giới, đặt ra thách thức cho các nhà khoa học trong việc tìm kiếm nguyên nhân cũng như dự đoán các sự kiện tương lai.

Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Science Advances đã "vén một góc màn".


Vụ phun trào Tonga năm 2022 làm rung chuyển Thái Bình Dương - (Ảnh: MAXAR).

Theo Live Science, các tác giả đã lập bản đồ những thay đổi tinh vi về lực hấp dẫn ở vùng nước xung quanh các đảo Hunga Tonga và Hunga Ha'apai của đảo quốc Tonga trước và sau vụ phun trào.

"Tôi rất vui mừng khi chúng tôi thực sự có thể hình dung ra một hệ thống magma tương đối lớn bằng các phương pháp này" - tác giả chính Helene Le Mevel từ Viện Khoa học Carnegie (Mỹ) cho biết.

Họ đã xác định được ba "buồng địa ngục", tức các hồ ngầm chứa magma nóng bỏng ngay dưới khu vực này.

Trong đó hai khoang magma sâu lần lượt 2 và 10km được cho là đã kết nối với nhau sau vụ phun trào Tonga.

Họ nhận thấy vụ Tonga đã giải phóng khoảng 30% magma - tương đương 9km3 - từ một khoang trung nông, khiến mái núi lửa sụp xuống thành hố sâu 850m, trở thành một miệng núi lửa mới.

Khi áp suất trong bể chứa trung tâm giảm xuống, magma được lưu trữ trong bể chứa thứ hai sâu hơn ở phía Bắc có thể đã vỡ ra khỏi vỏ và bổ sung vào bể chứa trung tâm, mở ra một kênh dẫn magma mới giữa hai khoang.

Cũng có thể magma từ một bể chứa thứ ba, giàu khí và nằm sâu hơn trong lớp vỏ Trái Đất đã dâng lên khoang trung tâm nhờ một con đường mở ra trước đó, làm tăng thêm độ dữ dội cho vụ phun trào.

Nhóm nghiên cứu tính toán rằng hai khoang chính - bể chứa magma thứ nhất và thứ hai - vẫn còn khoảng 26 km3 magma, đủ lấp đầy 10 triệu bể bơi Olymic.

Chúng hoàn toàn có thể gây ra các vụ phun trào tương lai, theo cách mới bởi các kênh liên kết mới vừa được tạo ra hoặc mở rộng.

Tuy vậy, nguyên nhân khởi đầu cho vụ phun trào - vì sao các "khoang địa ngục" nói trên quyết định bùng nổ trong một lúc vào năm 2022 - vẫn là bí ẩn.

Trước vụ năm 2022, một vụ phun trào lớn từng xảy ra năm 2015, tạo nên một vùng đất hình nón nổi giữa hai hòn đảo Hunga Tonga và Hunga Ta'apai. Vụ phun trào năm 2022 đã bẻ đôi hình nón đó.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài

Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài "quái vật" biển cả

Bạch tuộc là động vật rất thông minh, có thể là thông minh hơn bất kỳ một động vật thân mềm nào.

Đăng ngày: 21/04/2025
Italy tuyên chiến với cua xanh xâm hại bằng cách ăn thịt

Italy tuyên chiến với cua xanh xâm hại bằng cách ăn thịt

Cua xanh phàm ăn, đe dọa ngành ngư nghiệp Italy, buộc chính phủ trích 3,2 triệu USD từ quỹ khẩn cấp để tìm cách đối phó và kêu gọi biến chúng thành thức ăn.

Đăng ngày: 19/04/2025
Hiện tượng biển phát sáng tuyệt đẹp tại Thụy Điển

Hiện tượng biển phát sáng tuyệt đẹp tại Thụy Điển

Hiện tượng biển phát sáng đã xảy ra trên một hòn đảo nhỏ tại Thụy Điển, khiến khung cảnh nơi đây trở nên vừa đẹp vừa có chút ma mị.

Đăng ngày: 14/04/2025
Cá mập đầu búa - một trong những loài cá mập kì dị nhất thế giới

Cá mập đầu búa - một trong những loài cá mập kì dị nhất thế giới

Cá mập đầu búa là những thợ săn rất hung dữ, chúng chủ yếu săn những loài cá nhỏ, bạch tuộc, mực và một số loài động vật giáp xác...

Đăng ngày: 13/04/2025
Eo biển nguy hiểm bậc nhất thế giới - Nỗi ám ảnh tính bằng mạng sống của thủy thủ

Eo biển nguy hiểm bậc nhất thế giới - Nỗi ám ảnh tính bằng mạng sống của thủy thủ

Đây là eo biển luôn hứng chịu những trận bão kinh hoàng tạo ra các con sóng lớn, cộng thêm núi băng trôi, tạo thành nỗi ám ảnh với bất cứ thủy thủ nào đi qua.

Đăng ngày: 09/04/2025
Lợn biển đực 38 tuổi chết vì giao phối với anh trai

Lợn biển đực 38 tuổi chết vì giao phối với anh trai

Kết quả khám nghiệm cho thấy lợn biển Hugh ở Phòng thí nghiệm và Thủy cung Mote Marine, Florida, chết do những vết thương khi giao phối với anh trai.

Đăng ngày: 07/04/2025
Đại dương sâu đến mức nào?

Đại dương sâu đến mức nào?

Độ sâu trung bình của đại dương là khoảng 3.700m. Điểm sâu nhất của đại dương được biết đến hiện nay là Challenger Deep thuộc rãnh Mariana với độ sâu khoảng 10.935m (gần 11km).

Đăng ngày: 29/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News