Ba Lan thử nghiệm "khẩu pháo" âm thanh chống khói bụi, giảm ô nhiễm

Trong cuộc chiến chống lại mức độ khói mù cao, các nhà khoa học Ba Lan đang thử nghiệm một loại "khẩu pháo" âm thanh, sử dụng sóng âm để đẩy các hạt độc hại lên cao hơn vào bầu khí quyển, giảm ô nhiễm môi trường.


 Pháo chống ô nhiễm. (Ảnh: Euronews).

Nhiều khu vực ở Ba Lan đang phải đối mặt với tình trạng mù sương và khói bụi mức độ cao khi người dân sử dụng hệ thống lò sưởi bằng than. Để giảm khói bụi độc hại, một số địa phương đã lắp thử nghiệm thiết bị gọi là “khẩu pháo”, gồm một ống kim loại hình nón úp ngược được lắp trên thùng kim loại khác. Thiết bị này có thể tạo ra âm thanh lớn sau mỗi 6 giây để đẩy các hạt độc hại lên cao hơn vào khí quyển.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, bằng cách tạo ra sóng âm thanh “khẩu pháo” sẽ giúp giảm nồng độ của các hạt PM2.5 và PM10 có hại trong không khí. 

Nhà khoa học Dominik Grybos, của Học viện Mỏ và Luyện kim ở Krakow giải thích: "Ở đây chúng tôi sử dụng một sóng xung kích được tạo ra bằng cách đốt cháy hỗn hợp axetylen và không khí. Sóng dọc này trộn lẫn và đẩy không khí ô nhiễm lên trên".

Theo Tiến sỹ Dominik, nếu sử dụng khẩu pháo trong khoảng một giờ đồng hồ, ô nhiễm sẽ giảm 15-30% trong chu vi 3 km tính từ khẩu pháo. Ước tính chi phí cho một giờ sử dụng “khẩu pháo” vào khoảng 250 euro.

Ủng hộ ý tưởng của các nhà khoa học nhằm giảm ô mhiễm môi trường, chị Jolanta Wolkowicz cư dân thị trấn chia sẻ: "Ở đây sương mù rất dày đặc. Chúng tôi thậm chí không thể ra nhà vì khói bốc lên rất nhiều! Vì vậy, nếu có thể giúp giảm ô nhiễm môi trường được, chúng tôi ủng hộ họ thử nghiệm. Chúng tôi hầu như không thấy phiền hà gì vì âm thanh chỉ giống như pháo nổ”.

Ba Lan là một trong những quốc gia ô nhiễm nhất châu Âu. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, trong 50 thị trấn ô nhiễm nhất châu Âu (tính theo chỉ số PM2.5, hay bụi siêu vi) thì Ba Lan chiếm tới 36 thành phố. Năm 2020 chính phủ Ba Lan đã phát động chiến dịch “Ngăn chặn khói bụi” và ban hành các quy định cấm than chất lượng kém từ các hộ gia đình. Tuy nhiên, hiện giờ Ba Lan vẫn đang phải chịu một mùa đông mù sương và khói bụi mức độ cao.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Đăng ngày: 19/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tìm hiểu về bảng phân loại cấp độ gió và sóng ở Việt Nam

Tìm hiểu về bảng phân loại cấp độ gió và sóng ở Việt Nam

Dưới đây là bảng phân loại cấp gió và sóng ở Việt Nam, mời các bạn cùng tham khảo.

Đăng ngày: 15/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News