Bài kiểm tra tuổi thật của cơ thể

Tuổi đời chưa hẳn đã là tuổi cơ thể. Nhiều người trẻ nhưng yếu ngang cụ già và ngược lại, không ít bậc cao niên cơ thể khỏe mạnh như mới đôi mươi. Hãy tính tuổi sinh học của cơ thể bằng các bài kiểm tra dưới đây do Bright Side gợi ý.

Tim

Hãy đo nhịp tim lúc đứng rồi làm 20 động tác gập bụng với tốc độ nhanh, sau đó tính xem nhịp tim đã tăng lên bao nhiêu.

  • Tăng đến 10 nhịp: Tim bạn 20 tuổi.
  • 10-20 nhịp: 30 tuổi.
  • 20-30 nhịp: 40 tuổi.
  • 30-40 nhịp: 50 tuổi.
  • Từ 40 nhịp trở lên: tim 60 tuổi.
  • Không thể hoàn thành: 70 tuổi.

Hệ thần kinh

Nhờ một người cầm thước kẻ 50 cm bằng ngón cái và ngón trỏ ở đúng vạch 50 cm theo chiều thẳng đứng. Đặt tay của bạn cách khoảng 10 cm phía dưới thước. Hãy nói người kia thả tay và cố gắng dùng ngón cái cùng ngón trỏ của bạn để bắt lấy thước. Tay bạn chạm được vào vạch nào?

  • 20 cm: Hệ thần kinh của bạn 20 tuổi.
  • 25 cm: 30 tuổi.
  • 35 cm: 40 tuổi.
  • 45 cm: 60 tuổi.
  • Không thể bắt được thước kẻ: 70 tuổi.


Bạn bắt được thước ở vạch số mấy? (Ảnh: lifestylewellness)

Bộ máy tiền đình

Nhắm mắt và đứng bằng một chân, chân kia cách mặt đất khoảng 20 cm. Bạn giữ được tư thế này trong bao lâu?

  • Từ 30 giây trở lên: Bộ máy tiền đình của bạn 20 tuổi.
  • 20 giây: 40 tuổi.
  • 15 giây: 50 tuổi.
  • Ít hơn 10 giây: 60 tuổi hoặc già hơn.

Mạch máu

Dùng ngón cái và ngón trỏ véo da mu bàn tay. Một đốm trắng sẽ xuất hiện, hãy đếm thời gian cần thiết để vùng da này lấy lại màu.

  • Dưới 5 giây: Mạch máu của bạn 30 tuổi.
  • 8 giây: 40 tuổi.
  • 10 giây: 50 tuổi.
  • 15 giây: 60 tuổi.
  • Nhiều hơn 15 giây: 70 tuổi.

Khớp

Đưa tay ra sau lưng và đan các ngón tay vào nhau.

  • Nếu bạn thực hiện dễ dàng: Khớp xương của bạn 20 tuổi.
  • Đầu ngón tay chỉ chạm một chút vào nhau: 30 tuổi.
  • Rất khó để đưa hai tay chạm vào nhau: 60 tuổi.
  • Không thể đưa hai tay chạm vào nhau: Già hơn 60 tuổi.

Hệ hô hấp

Thắp một cây nến và thử xem khoảng cách tối đa bạn có thể tắt nó chỉ với một hơi thổi.

  • 1 m: Phổi của bạn 20 tuổi.
  • 80-90 cm: 30 tuổi.
  • 70-80 cm: 40 tuổi.
  • 60-70 cm: 50 tuổi.
  • 50-60 cm: 60 tuổi.
  • Dưới 50 cm: 70 tuổi và già hơn.

Sau khi đã hoàn thành các phần trên, hãy cộng lại rồi chia trung bình cho số bài kiểm tra đã thực hiện, kết quả chính là tuổi sinh học của cơ thể bạn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News