Bạn có thể bỏ cả hố đen vũ trụ vào túi bằng đồng 50 xu này
Sở Đúc tiền xu Hoàng gia của Anh vừa ban hành loại đồng xu tưởng niệm nhà vật lý học quá cố Stephen Hawking, có in hình một trong những vật thể ông say mê nghiên cứu nhất, đó là hố đen.
Đồng 50 xu mới này có tên của ông Hawking in trên hình trang trí gồm những vòng tròn đồng tâm thể hiện hình ảnh hố đen vũ trụ. Hình ảnh được thiết kế khéo đến mức nhìn vào có cảm giác sâu như bị hút mắt vào tâm hố đen, mặc dù nó chỉ là hình ảnh hai chiều.
Đồng 50 xu mới phát hành để tưởng nhớ nhà vật lý học Stephen Hawking và công trình nổi tiếng của ông về các hố đen vũ trụ.
Ngoài ra, đồng xu còn được in một trong những định lý mà ông cùng với nhà vật lý học Jacob Bekenstein phát minh ra, đó là S=(k*A*c^3)/(4*hbar*G).
Định lý này đã đưa ông đến với một trong nhiều khám phá quan trọng, đó là ý tưởng cho rằng ngay cả khi các hố đen hút tất cả mọi thứ thì chúng vẫn từ từ tỏa ra những hạt nhỏ li ti trở về vũ trụ - đây là hiện tượng được gọi là “bức xạ Hawking”.
Bạn sẽ không bị đồng xu Hawking này hút vào một điểm dị biệt vũ trụ đâu nhưng hi vọng là bạn sẽ thích thú và tự hào có nó làm vật lưu niệm. Bạn có thể mua đồng xu này trên website của Sở Đúc tiền xu Hoàng gia với giá khoảng 13 đô-la Mỹ.
Theo Sở Đúc tiền xu Hoàng gia, số tiền để mua đồng xu là quá cao so với giá trị 50 xu của nó nhưng đây là vật kỉ niệm để tưởng nhớ một nhà khoa học lỗi lạc và nó cũng không có giá trị sử dụng để mua hàng như những đồng xu khác. Bên cạnh đó, Ngân hàng Anh cũng đang xem xét lấy ảnh của ông Hawking để in lên tờ 50 bảng. Quyết định này sẽ được công bố cùng với hình ảnh được lựa chọn của ông vào cuối năm nay.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
