Bạn đã biết dùng muối đúng cách?

Muối là một phần tất yếu của cuộc sống nhưng cũng có thể gây tổn hại sức khỏe, vấn đề là ở cách dùng. Liệu cách dùng muối của bạn lâu nay đã đúng chưa?

1. Theo bạn, muối có tác dụng với sức khoẻ không?

a. Không. Trên thực tế muối chẳng có lợi gì với sức khoẻ cả vì ngoài tác dụng làm gia vị cho thức ăn, nó chỉ gây hại mà thôi.
b. Có chứ. Tuy nhiên, cần phải hiểu đúng và chính xác về muối, cách sử dụng và hàm lượng là bao nhiêu.
c. Không đáp án nào đúng.

Câu trả lời đúng là b. Trên thực tế, muối là một phần thiết yếu của cuộc sống, không đơn thuần là bởi nó luôn “góp mặt” trong món ăn mà còn mang lại những tác dụng nhất định cho sức khoẻ như hỗ trợ hệ thống tiêu hoá, giúp cho thận và xương đảm trách tốt hơn vai trò của nó.

Ảnh: Inmagine.

2. Ăn càng nhiều muối càng tốt cho sức khoẻ?

a. Đúng thế
b. Không đúng.

Câu trả lời là b. Mặc dù muối có những tác dụng nhất định kể trên nhưng không có nghĩa là ăn càng nhiều muối càng tốt. Nó cũng là một trong những "kẻ thù" của sức khỏe con người nếu như bạn lạm dụng. Bạn sẽ có nguy cơ mắc phải những căn bệnh nguy hiểm như huyết áp cao, tổn thương thận, cản trở quá trình lưu thông máu lên não, bệnh gan, thậm chí có thể dẫn đến tử vong... nếu ăn quá nhiều muối.

3. Lượng muối một người bình thường nên ăn mỗi ngày là khoảng bao nhiêu?

a. 5 gr
b. 10 gr
c. 15 gr

Câu trả lời đúng là a. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), một người bình thường mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa 5 gr muối. Còn đối với trẻ em, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên cho một lượng muối thật thấp vào đồ ăn.

4. Thiếu hụt muối có gây hại cho sức khoẻ không?

a. Tất nhiên là có gây hại rồi
b. Sẽ không có vấn gì đối với sức khoẻ cả

Câu trả lời đúng là a. Việc thiếu hụt lượng muối trong cơ thể sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nguy hại như chứng co cơ, gặp rắc rối ở cơ quan tiêu hóa, là thủ phạm gây nên chứng hoa mắt, chóng mặt.

5. Muối nên trộn thêm iôt để phòng bệnh bướu cổ?

a. Đúng vậy
b. Sai

Câu trả lời là a. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các nhà chuyên môn, mỗi ngày mỗi người chúng ta chỉ cần khoảng 250 - 750 microgram iốt. Iốt sẽ theo nguồn thức ăn vào ruột, hấp thu vào máu. Lượng iốt được cung cấp quá nhiều sẽ gây nên hội chứng cường giáp.

6. Người mắc bệnh thận nên “đoạn tuyệt” với muối?

a. Không nhất thiết
b. Nên kiêng hẳn

Câu trả lời đúng là a. Chế độ ăn với bệnh nhân thận là ăn nhạt, giảm muối, nhưng không nhất thiết phải kiêng muối hoàn toàn.

7. Muối không tốt cho bệnh nhân cao huyết áp?

a. Không đúng
b. Đúng thế
c. Vừa đúng vừa sai

Câu trả lời đúng là b. Người ăn nhiều muối dễ mắc bệnh cao huyết áo, ảnh hưởng đến chức năng tim, thận. Bởi vì muối làm cho động mạch co thắt, khiến huyết áo tăng cao. Nó đẩy nhanh quá trình xơ hoá của các động mạch tại thận, cũng gây cao huyết áp.

Từ khóa liên quan:

y học

sức khỏe

muối

ăn uống

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/04/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 29/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News