Bạn đang được chứng kiến cảnh tượng kinh dị nhưng khó gặp nhất trong tự nhiên

Kinh dị, nhưng rất cần thiết cho cuộc sống của con người.

Mới đây trên diễn đàn Reddit xuất hiện một chủ đề thu hút cực kỳ nhiều lượt theo dõi và bình luận. Lý do này bắt nguồn từ một cảnh tượng hết sức kinh dị nhưng cực kỳ khó bắt gặp trong tự nhiên.

Bạn đang được chứng kiến cảnh tượng kinh dị nhưng khó gặp nhất trong tự nhiên
Tất cả được gói gọn trong bức hình này.

Để giải thích một cách dễ hiểu, thì đây là cảnh tượng một sinh vật thuộc loài ong ký sinh (parasitoid wasp) đang thoát ra khỏi cơ thể vật chủ của nó. Cá thể trưởng thành của ong bằng cách nào đó đã đẻ trứng vào trong cơ thể vật chủ. Trứng nở, ấu trùng của ong đục khoét cơ thể vật chủ từng chút một, sau đó lột xác và cắn vỡ bụng vật chủ để chui ra.

Nhìn chung, đây là một quá trình thực sự kinh dị. Con trưởng thành tiêm độc chất làm tê liệt vật chủ, trong khi ấu trùng nở ra sẽ biến vật chủ thành một con... zombie đích thực. Nó sẽ giống như một xác sống, có thể cử động nhưng thậm chí chẳng cần ăn, trong khi ấu trùng thì gặm nhấm thân thể chúng dần dần.

Bạn thử tưởng tượng, nếu như giờ đây có một con quái vật nào đó trú ngụ trong cơ thể bạn, ăn dần dần các bộ phận theo thứ tự từ ít quan trọng nhất: 1 quả thận, 1 lá phổi, 1 ít gan, 1 đoạn ruột... Bạn vẫn sống, nhưng theo cái cách sống không bằng chết, thì vật chủ của lũ ký sinh kia cũng y như vậy.

Bạn đang được chứng kiến cảnh tượng kinh dị nhưng khó gặp nhất trong tự nhiên
Một con ong bắp cày đang đẻ trứng vào vật chủ.

Thông thường, trứng của các loài parasitoid wasp không bao giờ được nhìn thấy, vì chúng chỉ được đẻ trong cơ thể của vật chủ. Ngay cả ấu trùng của chúng cũng vậy, vì rất khó để phân biệt côn trùng đã thành vật chủ với những cá thể bình thường.

Một quá trình kinh dị, nhưng quan trọng

Nhiều người có thể tự hỏi mục đích đến Trái đất của cái lũ này là gì. Chúng quá kinh dị và man rợ để tồn tại.

Nhưng thực ra, các loài parasitoid wasp quan trọng với con người hơn chúng ta tưởng. Chúng có đến 40 loài, và rất nhiều trong số đó được dùng như một phương pháp để kiểm soát sâu bệnh cực kỳ hiệu quả mà không cần đến thuốc trừ sâu độc hại.

Thế nên hãy trân trọng chúng hơn, vì nếu chúng không tồn tại, việc nuôi trồng nông sản có thể phải dựa hoàn toàn vào hóa chất. Mà rõ ràng điều đó chẳng ai mong muốn chút nào, đúng không?

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa trong suốt khi gặp mưa

Hoa trong suốt khi gặp mưa

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 09/07/2018
Nhụy hoa nghệ tây - Saffron có thật sự thần thánh như lời đồn?

Nhụy hoa nghệ tây - Saffron có thật sự thần thánh như lời đồn?

Dạo gần đây nhiều người xôn xao về "báu vật" vừa được dùng như 1 loại thảo dược lại vừa có công dụng như 1 loại gia vị đặc biệt. Hơn thế nữa, loại thảo dược này còn có công dụng thần thánh - khôi phục chất chống oxy hóa, ngăn ngừa khả năng gây bệnh ung thư... và còn cả làm đẹp nữa.

Đăng ngày: 22/12/2017
Những phát hiện thú vị về muỗi

Những phát hiện thú vị về muỗi

Đến giờ người ta vẫn chưa tính được vận tốc bay chính xác của muỗi, nhưng chúng có thể bay đuổi kịp ngựa đang phi với vận tốc 30km/giờ.

Đăng ngày: 21/12/2017
Sinh vật kỳ dị ở Nam Cực: Khoa học phải nghĩ lại việc tìm sự sống ngoài Trái đất

Sinh vật kỳ dị ở Nam Cực: Khoa học phải nghĩ lại việc tìm sự sống ngoài Trái đất

Sinh vật mới phát hiện có thể sống bằng chế độ ĂN cơ bản với chất hydro, carbon monoxide và carbon dioxide.

Đăng ngày: 15/12/2017
Khi bị sâu bệnh tấn công, cây cối ưu tiên bảo vệ hoa chứ không phải lá

Khi bị sâu bệnh tấn công, cây cối ưu tiên bảo vệ hoa chứ không phải lá

Theo tạp chí New Phytologis, một công trình nghiên cứu mới của các nhà khoa học quốc tế cho thấy rằng cây cối khi bị sâu bệnh tấn công thường ưu tiên bảo vệ hoa chứ không phải lá.

Đăng ngày: 13/12/2017
Tổng quan về vi khuẩn Salmonella

Tổng quan về vi khuẩn Salmonella

Nhiễm khuẩn Salmonella không chỉ lây lan qua sự tiếp xúc. Salmonella có thể có mặt trong gia cầm, cá, sữa và các sản phẩm từ sữa… chưa được đun nấu kỹ.

Đăng ngày: 13/12/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News