Bằng chứng về tinh thể thạch anh trong các đám mây của hành tinh WASP-17 b
Ngày 16/10, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết các nhà nghiên cứu sử dụng Kính viễn vọng Không gian James Webb đã phát hiện bằng chứng về các tinh thể nano thạch anh trong các đám mây ở độ cao lớn của WASP-17 b, một ngoại hành tinh nóng của sao Mộc, cách Trái đất 1.300 năm ánh sáng.
Phát hiện này đánh dấu lần đầu tiên các hạt silica (SiO2) được phát hiện trong bầu khí quyển ngoại hành tinh.
Lần đầu tiên phát hiện hạt silica trong khí quyển của ngoại hành tinh.
Kết quả nghiên cứu trên đã được đăng trên Tạp chí Vật lý Thiên văn. Tác giả đầu tiên của nghiên cứu, chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Bristol ở Anh, ông David Grant chia sẻ: “Từ các quan sát của Hubble, chúng tôi đã biết rằng phải có các sol khí (những hạt nhỏ tạo nên mây hoặc sương mù) trong bầu khí quyển của hành tinh WASP-17 b, nhưng chúng tôi không nghĩ chúng được làm từ thạch anh”.
SiO2 chiếm phần lớn Trái đất, Mặt trăng và các vật thể đá khác trong Hệ Mặt trời và cực kỳ phổ biến trên khắp thiên hà. Tuy nhiên, theo NASA, các hạt SiO2 được phát hiện trước đây trong khí quyển của các ngoại hành tinh và sao lùn nâu dường như được tạo thành từ các SiO2 giàu magie như olivin và pyroxene, chứ không phải chỉ có thạch anh – vốn là SiO2 nguyên chất.
NASA cho biết kết quả của nghiên cứu trên đã tạo ra một bước ngoặt mới trong hiểu biết của chúng ta về cách các đám mây ngoại hành tinh hình thành và phát triển.
Đồng tác giả của nghiên cứu, chuyên gia của Đại học Bristol, ông Hannah Wakeford cho biết: “Những gì chúng tôi đang thấy có vẻ là các khối SiO2 magie, tức là những hạt "hạt giống" nhỏ bé cần thiết để tạo thành các hạt SiO2 lớn hơn mà chúng ta phát hiện ở các ngoại hành tinh lạnh hơn và các sao lùn nâu".

Lần đầu tiên phát hiện neutrino "ma quái" bên trong máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới
Lần đầu tiên, các nhà vật lý đã tạo ra và phát hiện ra các "hạt ma" năng lượng cao bên trong máy nghiền nguyên tử lớn nhất thế giới.

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ
Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh "có thể có sự sống"
Nếu như dấu hiệu về đại dương ngầm của sao Diêm Vương khiến một số nhà khoa học kỳ vọng về sự sống thì đại dương ngầm trong mặt trăng Charon của nó lại là một địa ngục ngược đời.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

NASA tìm ra "dấu hiệu sự sống" trên vật thể thấy được bằng mắt thường
Một "vườn ươm sao" huyền ảo mà bạn có thể nhìn thấy trên bầu trời những đêm không trăng vừa hé lộ thứ có thể là tín hiệu về sự ra đời của các hành tinh giống như Trái đất.
