Phát hiện "thế giới người khổng lồ" cách Trái đất 325 năm ánh sáng

Nếu đặt cạnh Hệ Mặt trời, toàn bộ mọi thứ trong thế giới ngoài hành tinh vừa được tìm thấy sẽ trông như những gã khổng lồ trong thần thoại, thách thức các nguyên lý về sự hình thành hành tinh.

Theo Science Alert, đó là một hệ sao đôi mang tên b Cantauri, sở hữu một hành tinh khổng lồ mang tên b Centauri b, nằm cách chúng ta 325 năm ánh sáng, được phát hiện bởi nhóm khoa học gia từ Đại học Stockholm (Thụy Điển).


Mô tả của nghệ sĩ về hành tinh khổng lồ trong hệ sao đôi vừa được phát hiện - (Ảnh: ESO).

Hai "Mặt trời" trong hệ sao vô cùng khổng lồ, có tổng khối lượng gấp 10 lần Mặt trời của chúng ta - một ngôi sao vốn đã thuộc hàng to lớn trong vũ trụ. Hai ngôi sao quay gần nhau đến nỗi ban đầu bị lầm tưởng là một.

Bài công bố trên tạp chí khoa học Nature cho biết hành tinh b Centauri b cũng vĩ đại không kém cạnh: có khối lượng gấp 10,9 lần khối lượng của sao Mộc, tức 3.466 lần Trái đất. Nó quay cách cặp sao mẹ tới 566 đơn vị thiên văn (1 đơn vị thiên văn bằng khoảng cách từ Mặt trời đến Trái đất).

Cho dù ở rất xa nhưng vì ngôi sao mẹ quá sáng và hành tinh cũng rất to, nên nó đã đủ rõ ràng để các nhà khoa học chụp được.

"Hành tinh b Centauri b là một thế giới có môi trường hoàn toàn khác những gì chúng ta trải nghiệm ở đây, trên Trái đất, và trong Hệ Mặt trời. Đó là một môi trường khắc nghiệt, bị chị phối bởi một bức xạ cực lớn, nơi mọi thứ đều có quy mô khổng lồ" - nhà thiên văn học Gayathri Viswanath, một trong các tác giả đứng đầu nghiên cứu, mô tả.

Chính khoảng cách xa khủng khiếp với cặp sao mẹ đã giúp hành tinh khổng lồ không bị bốc hơi bởi bức xạ khủng khiếp từ những "người mẹ" vĩ đại và hung dữ này.

Cho dù được cho là khó có khả năng sinh sống, nhưng thế giới khổng lồ đem đến nhiều điều thú vị khác. Trước đây, giới thiên văn cho rằng tất cả các hành tinh hình thành theo mô hình bồi tụ lõi: trong đám mây phân tử, ngôi sao hình thành và bắt đầu trở thành một cái xoáy hút vật chất về phía mình, dẫn đến một ngôi sao trẻ mang đĩa khí bụi khổng lồ.

Qua thời gian, đĩa khí bụi này dần bồi tụ thành những hành tinh. Hành tinh càng lớn, đĩa khí bụi càng vơi dần, hẹp dần và kết quả là một hệ sao "trong lành" như Hệ Mặt trời. Nhưng siêu hành tinh vừa được phát hiện nằm quá xa sao mẹ để có thể hình thành theo mô hình trên.

Do đó, đã đến lúc các nhà thiên văn cần xem xét lại các mô hình hình thành hành tinh đã biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 17/05/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 15/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News