Băng Greenland tan nhanh gấp 6 lần, làm tăng mực nước biển toàn cầu
Các nhà khoa học nhận thấy diện tích các dải băng tại Greenland ngày một giảm với lượng băng tan chảy vào đại dương nhanh chưa từng thấy trong gần nửa thế kỷ qua.
Biến đổi khí hậu đang khiến nhiều mảng băng lớn tại Greenland tan chảy với tốc độ chóng mặt. Quá trình này nghiêm trọng đến mức góp phần đáng kể vào hiện tượng mực nước biển dâng toàn cầu, theo một nghiên cứu về dải băng Greenland vừa được tạp chí khoa học PNAS của Mỹ công bố.
Các nhà khoa học phân tích sự thay đổi về cân bằng dải băng ở Greendland bằng cách so sánh lượng băng đổ vào biển và lượng tuyết tích tụ sâu trong hòn đảo trong vòng 46 năm qua. Họ nhận thấy tỉ lệ băng biến mất tăng gần sáu lần trong thời gian này, nhanh hơn cả những gì giới khoa học từng ước đoán, theo CNN.
"Chúng tôi muốn có một nghiên cứu chính xác trong thời gian dài về quy mô của Greenland, bao gồm cả sự thay đổi khi khí hậu toàn cầu bắt đầu đi lệch khỏi những biến động tự nhiên, bắt đầu từ thập niên 1980", Eric Rignot, đồng tác giả báo cáo khoa học, cho biết.
Băng tại Greenland đang tan chảy với tốc độ chưa từng thấy chỉ trong gần nửa thế kỷ qua, làm tăng đáng kể mực nước biển toàn cầu. (Ảnh: iStock).
Chuyên gia tại Đại học California cho biết những dòng sông băng trên Greenland đang chảy ngày một nhanh hơn.
"Những dòng sông băng sẽ tăng tốc và tuyết sẽ tan thêm. Chúng ta có thể dự báo diện tích hòn đảo tiếp tục giảm mạnh. Lượng nước góp vào hiện tượng nước biển dâng toàn cầu sẽ ngày một tăng nhanh qua các năm", Rignot nói.
Greenland là hòn đảo lớn nhất thế giới nằm ở Bắc Cực. Băng tuyết bao phủ phần lớn diện tích hòn đảo này.
Các nhà khoa học ước tính băng tan ở Greenland từ năm 1972 làm mực nước biển toàn cầu tăng gần 13,7mm. Dải băng tại hòn đảo này là nguồn nước lớn nhất bổ sung cho đại dương mỗi năm. Lượng băng tan ở Greenland từ thập niên 1980 đến nay lớn hơn nhiều so với phần diện tích băng mất đi cả nghìn năm trước.
Nhiều nghiên cứu trước cảnh báo quá trình tan băng tại Greenland đã quá trễ để có thể đảo ngược, dù cho chính quyền các nước cắt giảm khí thải nhà kính và giảm tốc độ biến đổi khí hậu. Toàn bộ lượng băng ở Greenland nếu tan chảy có thể khiến nước biển dâng hơn 6m.
Một nghiên cứu vào tháng 12/2018 cho thấy các dải băng của Greenland đang tan chảy với tốc độ chưa từng thấy trong nhiều thập niên qua, cao hơn thời kỳ tiền công nghiệp hóa gần 50%.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa
Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
