Băng tan ở hai cực làm cong bề mặt Trái đất

Việc các tảng băng tan chảy ở hai cực không chỉ khiến mực nước biển dâng cao, mà còn làm cong bề mặt bên dưới của Trái đất. Một số tác động có thể được nhìn thấy trên hàng nghìn km.

Lớp vỏ Trái đất đang trồi lên và lan rộng khi trọng lượng của lớp băng trên khắp Greenland, Nam Cực và quần đảo Bắc Cực được nâng lên. Sự chuyển động không lớn, trung bình ít hơn 1mm/năm.

Có một vòng lặp phản hồi xảy ra vì khi nền tảng dưới lớp băng thay đổi, ảnh hưởng đến cách băng tiếp tục tan chảy và vỡ ra. Việc nắm rõ vấn đề này rất cần thiết trong việc mô hình hóa thế giới của chúng ta có thể trông như thế nào trong tương lai.

Băng tan ở hai cực làm cong bề mặt Trái đất
Các nhà khoa học đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu trực tiếp bên dưới các tảng băng và sông băng (Ảnh: Getty Images).

"Các nhà khoa học đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu trực tiếp bên dưới các tảng băng và sông băng. Vì vậy, họ biết rằng nó sẽ xác định khu vực có sông băng, nhưng họ không nhận ra rằng nó có quy mô toàn cầu", nhà địa vật lý Sophie Coulson từ Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos ở New Mexico (Mỹ) cho biết.

Một số nghiên cứu trước đây đã ghi nhận sự gia tăng có thể xảy ra khi các tảng băng tan chảy, nhưng Coulson và các đồng nghiệp đã xem xét kỹ hơn sự dịch chuyển theo chiều ngang trên một khu vực rộng lớn hơn. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng các biến dạng có thể thay đổi đáng kể theo từng năm.

Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy ở một số khu vực, chuyển động ngang thực sự vượt quá chuyển động thẳng đứng. Họ đã sử dụng dữ liệu vệ tinh và các phép đo thực địa trong các năm từ 2003 đến 2018 để đo chuyển động của lớp vỏ theo không gian ba chiều.

Sự phục hồi của lớp vỏ này được tính toán có thể mất hàng nghìn năm. Một số thay đổi vẫn đang được cảm nhận trên bề mặt Trái đất từ cuối kỷ băng hà cuối cùng, khoảng 11.000 năm trước.

Coulson giải thích: "Trong khoảng thời gian gần đây, chúng ta nghĩ về Trái đất như một cấu trúc đàn hồi, giống như một sợi dây cao su, trong khi ở những khoảng thời gian hàng nghìn năm, Trái đất hoạt động giống như một chất lỏng chuyển động rất chậm. Các quá trình kỷ băng hà cần một thời gian thực sự, rất dài để diễn ra, do đó chúng ta vẫn có thể thấy kết quả của chúng cho đến ngày nay".

Các nhà nghiên cứu so sánh tác động của túi băng bằng việc đẩy một tấm gỗ xuống mặt nước. Khi tấm ván được lấy ra và không còn trọng lượng, chất lỏng sẽ nở ra và lấp đầy không gian có sẵn. Điều tương tự cũng xảy ra với lớp vỏ Trái đất.

Và với tốc độ băng tan tiếp tục tăng trên toàn cầu, điều quan trọng là các nhà khoa học phải tìm ra tác động của nó đối với hình dạng bề mặt Trái đất, ngay cả khi sự thay đổi mỗi năm tương đối nhỏ.

Nghiên cứu mới này cung cấp dữ liệu chi tiết hơn về những gì đang xảy ra so với những gì chúng ta từng có trước đây. Điều đó hữu ích không chỉ để nghiên cứu băng tan và sự thay đổi hình dạng của Trái đất mà còn phục vụ nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoa học khác.

Nhà vật lý Coulson cho biết: "Hiểu được tất cả các yếu tố gây ra chuyển động của lớp vỏ thực sự quan trọng đối với một loạt các vấn đề khoa học về Trái đất. Ví dụ, để quan sát chính xác các chuyển động kiến tạo và hoạt động động đất, chúng ta cần biết khả năng tách biệt chuyển động này được tạo ra bởi sự mất khối lượng băng hiện tại".

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Khám phá đầm nước có sự sống lâu đời nhất trên Trái đất

Khám phá đầm nước có sự sống lâu đời nhất trên Trái đất

Không chỉ nổi tiếng với bảy sắc xanh của màu nước, đầm Bacalar (Mexico) còn là nơi phát hiện sự sống cách ngày nay 3,5 tỷ năm.

Đăng ngày: 23/09/2021
Áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão đang hướng vào Đà Nẵng - Phú Yên

Áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão đang hướng vào Đà Nẵng - Phú Yên

Sáng sớm nay (23/9), áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão tiếp tục hướng vào các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên. Khu vực từ Hà Tĩnh đến Bình Định có mưa to đến rất to.

Đăng ngày: 23/09/2021
Đổi tên đảo cát lớn nhất thế giới ở Australia

Đổi tên đảo cát lớn nhất thế giới ở Australia

Fraser là hòn đảo nằm trong vườn quốc gia The Great Sandy (Australia), cũng là đảo cát lớn nhất thế giới. Đảo đã chính thức được đổi tên thành K'Gari.

Đăng ngày: 23/09/2021
Hồ mặn nhất thế giới, không ai dám tới gần vì lý do này

Hồ mặn nhất thế giới, không ai dám tới gần vì lý do này

Làn nước cực mặn của vũng Gaet'ale đã khiến nhiều người bị hấp dẫn, nhưng các chuyên gia khuyến cáo rằng chúng khá nguy hiểm và nên tránh xa.

Đăng ngày: 21/09/2021
Kinh hoàng núi lửa phun trào ở Tây Ban Nha

Kinh hoàng núi lửa phun trào ở Tây Ban Nha

Hôm 19/9, một ngọn núi lửa phun trào trên đảo La Palma của Tây Ban Nha, khiến dung nham bắn lên không trung và chảy thành sông về phía hai ngôi làng ở công viên quốc gia Cumbre Vieja.

Đăng ngày: 21/09/2021
Ngăn chặn

Ngăn chặn "súp độc" gây ra cuộc đại tuyệt chủng như 252 triệu năm trước

Sự kiện tuyệt chủng hàng loạt vào cuối kỷ Permi khoảng 252 triệu năm trước có thể lặp lại do súp độc nhưng con người hiện đại đủ sức ngăn cản nó.

Đăng ngày: 18/09/2021
Choáng với kích thước lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực

Choáng với kích thước lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực

Kích thước lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực đã mở rộng tối đa trong tuần qua, lớn hơn cả vùng Nam Cực.

Đăng ngày: 16/09/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News