Giải mã vụ nổ bí ẩn khiến bầu trời "sáng rực" suốt 23 ngày đêm
Vụ nổ đã thắp sáng bầu trời trong 23 ngày đêm vào năm 1054 sau Công nguyên có thể là vụ nổ của một loại siêu tân tinh hiếm gặp, một nghiên cứu mới cho biết.
Vào ngày 4 tháng 7 năm 1054 - khoảng 700 năm trước khi Mỹ bắn pháo hoa lần đầu tiên, một ánh sáng bí ẩn đã phát nổ trên bầu trời. Vụ nổ có thể nhìn thấy trên khắp thế giới, tồn tại trên bầu trời ban ngày gần một tháng và có thể nhìn thấy vào ban đêm trong gần hai năm, theo NASA.
Hình ảnh ngoạn mục chụp bằng tia X về tinh vân Pa 30, tàn tích của siêu tân tinh cổ đại Ngôi Sao Khách - (Ảnh: NASA).
Vào thời điểm đó, các nhà thiên văn học Trung Quốc gọi vụ nổ bí ẩn là một "ngôi sao khách" - một thiên thể tạm thời trên trời dường như xuất hiện từ hư không, sau đó biến mất thành hư vô. Thế nhưng, các kính viễn vọng không gian hiện đại như Hubble của NASA tiết lộ rằng "vị khách" kỳ lạ của Trái đất đang ở đây (mặc dù cách xa 6.500 năm ánh sáng).
Giờ đây, câu đố sau 840 năm vừa được giải đáp thông qua một nghiên cứu quốc tế. Theo giáo sư Albert Zijlistra từ Đại học Manchester (Anh), thành viên nhóm nghiên cứu, vật thể kỳ lạ trên bầu trời năm xưa chính là tinh vân Pa 30, thứ giờ đây chỉ có thể nhìn thấy qua kính thiên văn. Tinh vân Pa 30 được "phát hiện" vào năm 2013, nhưng khi so sánh tuổi và vị trí, họ phát hiện đó chính là Ngôi Sao Khách trong tài liệu cổ Trung Quốc.
Theo Live Science, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng Ngôi Sao Khách hay Pa 30 không chỉ là 1, mà là 2 ngôi sao cực kỳ dày đặc đã va chạm nhau bên trong thiên hà chứa Trái Đất Milky Way và phát nổ. Vụ nổ gây ra sự hình thành một ngôi sao siêu nóng mới, ngày nay gọi là sao Parker và một tinh vân - vốn là lớp vỏ khí và bụi đang giãn nỡ - chính là Pa 30.
Vài năm 1181, tinh vân Pa 30, khi đó còn là "siêu tân tinh", tức tàn tích của ngôi sao mới nổ, đã hiện ra rõ ràng trên bầu trời từ ngày 6-8 năm trước đến tận 6-2 năm đó, theo Astrophysical Journal Letters.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
