Bão Aere đã vào Biển Đông
Hồi 13 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,6 độ Vĩ Bắc; 119,0 độ Kinh Đông, trên khu vực Đông Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 9-10.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km và còn tiếp tục mạnh thêm. Đến 13 giờ ngày 07/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 116,2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 620km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 10-11. Vùng nguy hiểm (gió mạnh từ cấp 8 trở lên): phía Bắc Vĩ tuyến 190N và phía Đông Kinh tuyến 1140E. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Vị trí và đường đi của bão Aere.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc biển Đông có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 10-11. Biển động rất mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chậm theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 5km và còn tiếp tục mạnh thêm. Đến 13 giờ ngày 08/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,3 độ Vĩ Bắc; 115,4 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 540km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 11-12.Vùng nguy hiểm (gió mạnh từ cấp 8 trở lên): phía Bắc Vĩ tuyến 180N và phía Đông Kinh tuyến 1140E. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc biển Đông có gió mạnh cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 11-12. Biển động rất mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão hầu như ít di chuyển và còn tiếp tục mạnh thêm.
Ngoài ra do hoạt động của gió mùa tây nam, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và Vịnh Thái Lan có mưa dông kèm gió giật mạnh. Sóng biển cao từ 1.5-2.5 mét. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 1.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.
