Bão "châu chấu" tàn phá cây trồng tại huyện vùng cao Thanh Hóa

Đánh giá ban đầu của các địa phương cho thấy: mức độ gây hại của chúng đối với các cây họ tre là khá nghiêm trọng. Theo người dân, đàn châu chấu di chuyển bay kín bầu trời tại xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn và trên khu vực biên giới với nước Lào.

Trao đổi với PV, ông Lò Văn Huyến, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: Theo thông tin bà con báo, đàn châu chấu xuất hiện cuối tháng 7. Ngày 25/7, lực lượng chức năng đi kiểm tra thấy châu chấu xuất hiện ở khu vực suối Dục. Mật độ châu chấu 1.500 đến 2.000 con/1 bụi cây. Thời gian gần đây bà con tranh thủ ngày đêm để đi bắt châu chấu bằng “tay”.


Khi đậu xuống các bụi tre, bương, giang hay vầu, chúng sẽ ăn từ 25% đến 90% lá cây.

Những đàn châu chấu này bay liên tục phía trên cao. Và khi đậu xuống các bụi tre, bương, giang hay vầu, chúng sẽ ăn từ 25% đến 90% lá cây. Đặc điểm của các đàn châu chấu này là liên tục di chuyển chứ không ở cố định một chỗ; do vậy rất khó khăn trong việc theo dõi, đánh bẫy. Hiện nay, việc tiêu diệt loại sinh vật gây hại này chủ yếu dựa vào biện pháp thủ công, nên hiệu quả không cao.

Sáng 19/8, ông Nguyễn Văn Sinh, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: Đây là loài châu chấu tre lưng vàng. Hiện cơ quan chức năng và nhân dân chưa có biện pháp để phòng chống triệt để đàn châu chấu. Hiện giờ người dân đang sử dụng biện pháp thủ công, khoanh vùng, khi châu chấu sinh nở thì diệt ấu trùng.

Ông Sinh cũng cho biết thêm, mặc dù đàn châu chấu chưa đe dọa trực tiếp đến vùng trồng lúa của người dân, nhưng những khu rừng luồng sẽ bị ảnh hưởng. Địa phương đang thận trọng theo dõi hướng di chuyển của đàn châu chấu, tìm ra khu vực chúng đẻ trứng, từ đó tập trung phun thuốc tiêu diệt, không để sinh sôi trên diện rộng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Đăng ngày: 28/03/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Sự thật về châu chấu mà ít người biết

Sự thật về châu chấu mà ít người biết

Châu chấu là một loài côn trùng, nằm trong phân bộ chứa các côn trùng ăn lá, thuộc bộ cánh thẳng, đầu tròn, thân mập, nhảy giỏi và đặc biệt ăn hại cây xanh.

Đăng ngày: 21/03/2025
Kinh hãi tò vò ngọc lục bảo, ác mộng với những con gián

Kinh hãi tò vò ngọc lục bảo, ác mộng với những con gián

Vào thời điểm con gián làm sạch cơ thể mình xong, nọc độc của tò vò ngọc lục bảo đã hoàn toàn chiếm lấy ý chí của nó.

Đăng ngày: 21/03/2025
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 21/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News