Báo động rác thải nhựa "tận diệt" rùa biển

Nghiên cứu mới đây cho thấy cả ngàn con rùa biển bỏ mạng mỗi năm sau khi mắc kẹt trong rác nhựa dưới đại dương.

Một cuộc khảo sát 106 chuyên gia nghiên cứu đại dương trên toàn cầu do Trường ĐH Exeter (Anh) tổ chức cho thấy mỗi năm có hơn 1.000 con rùa biển bỏ mạng vì không thể thoát được khi mắc vào những tấm lưới lưới đánh cá bị bỏ đi, hộp bia, dây nhựa, dây bong bóng, dây diều, dây cáp, dây mỏ neo…

Nhiều con khác phải vật vã tìm cách thoát khỏi những chiếc ghế nhựa bị bỏ đi, thùng gỗ, khinh khí cầu dự báo thời tiết hay dây cột tàu. Rất nhiều con phải sống cả đời cùng với những miếng rác thậm chí còn lớn hơn cả cơ thể của chúng.

Báo động rác thải nhựa tận diệt rùa biển
Rùa biển mắc vào rác thải nilon - (Ảnh: BBC).

Giáo sư Brendan Godley từ Trung tâm bảo tồn sinh thái ở ĐH Exeter cảnh báo sự gia tăng rác thải nhựa sẽ khiến ngày càng nhiều rùa biển bị mắc kẹt.

"Rác thải nhựa trong đại dương không thể phân hủy là mối đe dọa chính với rùa biển, nhất là những tấm lưới đánh cá bỏ đi", Godley nói.

"Chúng tôi thấy rằng hơn 1.000 rùa biển chết mỗi năm sau khi bị mắc kẹt, nhưng đây là con số chưa được ước tính đầy đủ. Mối nguy hiểm ngày càng lớn hơn với những chú rùa con và rùa mới nở", ông thêm.

Các chuyên gia khảo sát cho rằng rác thải nhựa có thể gây tác động trong thời gian dài với số lượng rùa biển, và là mối đe dọa lớn hơn cả tràn dầu.

"Chúng ta phải cắt giảm lượng rác thải nhựa và thúc đẩy sử dụng những sản phẩm thay thế có thể phân hủy để giải quyết mối đe dọa lớn này với sự sống của rùa biển", giáo sư Godley nói.

Ông kêu gọi những du khách đi biển dịp Giáng sinh tới đây hãy thu gom một vài rác thải nhựa trước khi chúng trôi ra biển. "Hành động đơn giản như vậy cũng có thể đem đến những thay đổi lớn", Godley nói.

Will McCallum - thành viên của Tổ chức Hòa bình xanh, cho rằng gần như mọi loài rùa trên Trái đất đều gặp nguy hiểm và chính những hoạt động của con người làm mọi chuyện ngày càng tệ hơn.

"Rác thải nhựa chúng ta chỉ sử dụng một vài phút rồi vứt đi nhưng sẽ trở thành một cái bẫy đe dọa sinh vật biển như cá voi, rùa biển đến nhiều thế kỉ sau", McCallum cảnh báo.

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Endangered Species Research.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Ở Mỹ, sử dụng Wi-Fi tại thị trấn này là phạm pháp

Ở Mỹ, sử dụng Wi-Fi tại thị trấn này là phạm pháp

Thị trấn Green Bank tại Tây Virginia có lẽ là nơi lạc hậu nhất nước Mỹ khi người dân ở đây bị cấm sử dụng điện thoại di động, Wifi, TV và máy thu thanh.

Đăng ngày: 19/12/2017
Trưa nay, cơn bão Kai-Tak sẽ đổ bộ vào biển Đông

Trưa nay, cơn bão Kai-Tak sẽ đổ bộ vào biển Đông

Hồi 01 giờ (18/12), vị trí tâm bão Kai-tak ở vào khoảng 10,9 độ Vĩ Bắc; 120,5 độ Kinh Đông, cách đảo Pa-la-oan (Philippines) khoảng 110km về phía Đông Đông Bắc.

Đăng ngày: 18/12/2017
Chuyện gì đang xảy ra với “tủ lạnh” của Trái Đất?

Chuyện gì đang xảy ra với “tủ lạnh” của Trái Đất?

Báo cáo thường niên này cũng cho hay, dù nhiệt độ nước biển năm 2017 bớt nóng hơn năm 2016, tuy nhiên cường độ và tốc độ ấm lên tại Bắc Cực nhanh gấp 2 lần so với phần còn lại của thế giới.

Đăng ngày: 17/12/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News