Bao lâu chúng ta nên tắm 1 lần?

Thói quen tắm rửa ở mỗi người trong chúng ta là khác nhau. Có người tắm 1, thậm chí tới 2 lần/ngày, trong khi một vài người khác lại gần như "kiêng" nước và chỉ tắm 1 lần/tuần. Vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là: Bao lâu chúng ta nên tắm rửa một lần là hợp lý?

Bao lâu chúng ta nên tắm rửa một lần là chuẩn nhất?

Theo hai nhà khoa học Đức là tiến sĩ Joshua Zeichner và tiến sĩ Ranella Hirsch, nhiều lí do khiến chúng ta có tần suất tắm rửa như hiện tại bắt nguồn từ các thông lệ xã hội. Và điều đó thực sự mang tính hiện tượng văn hóa nhiều hơn.

Các chuyên gia cho biết, tắm rửa thường xuyên thực tế "lợi bất cập hại". Tắm rửa quá thường xuyên, đặc biệt là với nước nóng, quả thực không tốt cho da của bạn. Vì khi đó, bạn sẽ rửa trôi sạch các lợi khuẩn cũng như lớp dầu trên da, khiến da bị khô. Điều này khiến da dễ bị nứt nẻ hơn và khiến bạn đối mặt với nguy cơ viêm nhiễm qua da cao hơn.


Bạn có thể duy trì lịch tắm rửa 1 lần mỗi ngày hoặc 2 - 3 ngày/lần.

Ngoài ra, nếu bạn có con nhỏ, việc cho chúng tiếp xúc với các lợi khuẩn hình thành trên da sẽ giúp da của chúng ít nhạy cảm hơn, ngăn chặn được các chứng dị ứng như bệnh eczema.

Quay trở lại với câu hỏi về tần suất tắm rửa hợp lý? Nhìn chung, bạn có thể duy trì lịch tắm rửa 1 lần mỗi ngày hoặc 2 - 3 ngày/lần. Tuy nhiên, vào những ngày không tắm, bạn nên lau rửa một số vùng trên cơ thể như vùng dưới cánh tay (nách), dưới bầu vú, cơ quan sinh dục, mông và mặt.

Hãy nghĩ về số lượng nước mà bạn tiết kiệm được. Mẹ Trái đất sẽ hài lòng với điều đó.

Tất nhiên, nhu cầu tắm rửa vẫn luôn phụ thuộc vào khí hậu và mức độ hoạt động của bạn. Song, sẽ luôn thích hợp để bạn tắm rửa khi cơ thể bị dính bẩn hoặc dơ dáy.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News