Báo, linh cẩu và chó hoang hỗn chiến tranh mồi

Báo hoa mai hạ gục linh dương nhưng không kịp thưởng thức con mồi trước khi đàn chó hoang và linh cẩu kéo đến.

Wayne ghi hình cuộc xung đột giữa ba loài săn mồi đáng gờm trong công viên quốc gia Kruger, Nam Phi, Latest Sightings hôm 7/10 đưa tin. "Đây là trải nghiệm có một không hai. Trước kia, chúng tôi thường chỉ bắt gặp báo hoa mai đứng trên cây với xác con mồi hoặc linh cẩu ăn thức ăn thừa. Nhưng lần này, chúng tôi giống như đã trúng giải đặc biệt của công viên", anh chia sẻ.

Báo, linh cẩu và chó hoang hỗn chiến tranh mồi
Báo, linh cẩu và chó hoang hỗn chiến tranh mồi

Wayne cùng đoàn tham quan rời khỏi trại khi nghe thấy tiếng kêu báo động của bầy khỉ đầu chó. Họ đi về phía con sông để tìm hiểu nguyên nhân của sự hỗn loạn. Wayne trông thấy báo hoa mai kéo lê linh dương và một con chó hoang đang bám theo. Nó là thành viên của một đàn chó hoang gồm 11 con trưởng thành và 10 con non.

Báo hoa mai đuổi được con chó đi nhưng nó lại gọi thêm đồng loại đến. Trước khi báo hoa mai kịp tha con mồi lên cây để cất giấu an toàn, đàn chó săn đã kéo nhau xông tới và buộc kẻ đi săn trèo lên cây, bỏ lại linh dương trên nền đất. Linh dương lúc này vẫn còn sống. Nó nhìn thấy cơ hội và cố gắng bỏ trốn, nhưng ngay lập tức bị đàn chó hoang hạ gục.

Đàn chó bắt đầu giải quyết bữa ăn, chỉ cử hai thành viên trông chừng báo hoa mai. Chúng đứng dưới gốc cây, liên tục nhảy lên và gầm gừ đối thủ. Tuy nhiên, chó hoang không giữ được bữa ăn lâu.

Mọi chuyện lại nhanh chóng trở nên hỗn loạn khi hai con linh cẩu đói bụng bất ngờ lao tới. Một con linh cẩu xua đuổi chó hoang, con còn lại thưởng thức linh dương. Một lát sau, con linh cẩu thứ ba gia nhập bữa tiệc. Tuy nhiên, kẻ thứ 4 lại bị đồng loại xua đuổi.

Chó hoang liên tục xông vào với hy vọng đoạt lại bữa ăn nhưng thất bại. "Chỉ trong vài phút, bầy linh cẩu đã ăn sạch linh dương. Chúng chỉ dừng lại đôi lúc để ẩu đả với nhau", Wayne kể lại.

Chó hoang châu Phi (Lycaon pictus) thường sống theo đàn 6 - 20 con và đi săn tập thể. Linh cẩu cũng được coi là động vật săn mồi tập thể nhưng chúng có tính tranh đua cao. Khác với chó hoang, chúng có thể chiến đấu với những thành viên cùng đàn để giành thức ăn hoặc quyền thống trị.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện chim lưỡng tính 2 màu cực hiếm

Phát hiện chim lưỡng tính 2 màu cực hiếm

Cơ thể của chim như chia làm hai theo đúng nghĩa đen, một bên là sắc vàng của chim trống, một bên là màu đỏ của chim mái.

Đăng ngày: 08/10/2020
Lần đầu tiên sau 3000 năm biến mất, quỷ Tasmania quay trở lại lục địa Australia

Lần đầu tiên sau 3000 năm biến mất, quỷ Tasmania quay trở lại lục địa Australia

Nổi tiếng vì sự hung dữ và bộ hàm mạnh mẽ, quỷ Tasmania đã bị xóa sổ hoàn toàn ở lục địa Australia vào thời điểm 3000 năm trước

Đăng ngày: 07/10/2020
Báo đen cực hiếm bị bắt gặp băng qua đường săn nai ở Ấn Độ

Báo đen cực hiếm bị bắt gặp băng qua đường săn nai ở Ấn Độ

Một con báo đen siêu hiếm gần đây lộ diện trước ống kính camera khi nó đang băng qua đường để săn nai tại công viên quốc gia Ấn Độ.

Đăng ngày: 05/10/2020
Top 10 loài chim biết nói thông minh nhất thế giới

Top 10 loài chim biết nói thông minh nhất thế giới

Dưới đây là danh sách 10 loài chim biết nói thông minh nhất thế giới, mời các bạn tham khảo.

Đăng ngày: 04/10/2020

"Giặc" đến nhà... gà mẹ cũng đánh: Hổ mang Trung Quốc bị mổ tơi bời khi định ăn gà con

Hổ mang Trung Quốc là loài rắn cực kỳ nguy hiểm với nọc độc chết người, nếu không may bị rắn cắn thì gà mẹ có thể mất mạng.

Đăng ngày: 02/10/2020
Chim ở San Francisco hót khác đi vì Covid-19

Chim ở San Francisco hót khác đi vì Covid-19

Theo một nghiên cứu công bố trên chuyên san Science, các loài chim ở San Francisco, Mỹ, bắt đầu thay đổi cách hót trong thời gian con người trải qua đại dịch Covid-19.

Đăng ngày: 02/10/2020
Loài rắn kinh dị chuyên giết cóc để ăn nội tạng

Loài rắn kinh dị chuyên giết cóc để ăn nội tạng

Chiến thuật ăn nội tạng có thể là cách giúp rắn khiếm tránh chất độc của cóc đồng thời vẫn thưởng thức được bữa ăn ngon.

Đăng ngày: 01/10/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News