Bão lớn có thể gây động đất

Các cơn bão lớn luôn làm giảm áp suất trên mặt đất. Tại vùng có cấu tạo địa chất không ổn định, sự suy giảm áp suất khiến các vết nứt trong lòng đất trở nên rộng hơn và dẫn tới những trận động đất chậm. 

Một cơn bão lớn tại Trung Quốc. Ảnh: gearfuse.com.


Tiến sĩ Alan Linde, một nhà địa chất của Viện Khoa học Carnegie (Mỹ) và cộng sự theo dõi chuyển động của hai mảng kiến tạo địa tầng ở phía đông Đài Loan bằng những dụng cụ đo độ giãn được chôn sâu dưới lòng đất. Những thiết bị này có khả năng phát hiện những chuyển động mà con người không cảm nhận được ở bên dưới mặt đất. Ngoài ra chúng còn theo dõi được sự biến dạng của đá do sự va chạm giữa các mảng kiến tạo địa tầng gây nên.

Nhóm nghiên cứu phát hiện 20 trận động đất chậm – nghĩa là chúng kéo dài vài giờ đến hơn một ngày. Trong số đó có 11 cơn địa chấn xảy ra trùng thời điểm với bão lớn. Nhóm nghiên cứu khẳng định sự trùng hợp đó không hề ngẫu nhiên, mà tuân theo một quy luật.

“Rất hiếm khi chúng ta chứng kiến hiện tượng trùng hợp về thời gian giữa động đất và bão với xác suất lớn đến vậy”, tiến sĩ Linde nói. Theo ông, các mảng kiến tạo địa tầng di chuyển nhanh đến nỗi chúng có thể tạo nên những quả núi với tốc độ xấp xỉ 4 mm mỗi năm.

“Đối với giới địa chất thì tốc độ đó tương đương với việc trồng nấm trong vài ngày”, Linde nói.

Mặc dù vậy, trong khu vực này có rất ít cơn địa chấn cực mạnh và chỉ có vài trận động đất mạnh. Hai mảng kiến tạo địa tầng tại vùng lõm Nankai ở phía tây nam Nhật Bản cũng va vào nhau và tạo thành núi với tốc độ 4 mm mỗi năm. Thế nhưng cứ khoảng 100 đến 150 năm khu vực ấy lại hứng chịu trận động đất có cường độ từ 8 độ Richter trở lên. Tình trạng đó không xảy ra ở Đài Loan.

“Trên thực tế, hai mảng kiến tạo địa tầng ở phía đông Đài Loan chính là hai lớp ở vùng lõm Namkai của Nhật Bản. Vậy mà số lượng các trận động đất lớn tại hai vùng lại hoàn toàn khác biệt”, Linde cho biết.

Linde cho rằng, khi một cơn bão lớn di chuyển qua đất liền, nó sẽ làm giảm áp suất không khí trên mặt đất. Mặc dù mức độ thay đổi áp suất là tương đối nhỏ, nó vẫn đủ sức nới rộng các vết nứt địa chất và khiến các mảng kiến tạo địa tầng dịch chuyển. Nếu một vết nứt nào đó đã đủ rộng, sự xuất hiện của bão sẽ giúp nó gây nên động đất. Tuy nhiên, những cơn địa chất này diễn ra chậm đến nỗi con người hầu như không thể cảm nhận được. Thậm chí nhóm nghiên cứu còn lập luận rằng, chúng làm giảm số lần xuất hiện và cường độ của những trận động đất lớn.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News